Bạn có bị stress không?

 

Trong cuộc sống công nghiệp hóa con người luôn phải cố gắng chạy đua với thời gian, vượt qua những khó khăn. Việc thường xuyên phải đối phó với nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến stress. BS Eric Albert, nhà tâm lý học, sáng lập viên viện nghiên cứu stress định nghĩa: "stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay".

Vậy chẩn đoán stress như thế nào và làm sao để vượt qua

 

Những tình huống dẫn đến stress
Một cuộc ly hôn, một thất bại đắng cay trên đường đời, một người yêu thương đã vĩnh biệt, vừa trải qua một ca sinh khó... đều có thể dẫn đến stress. Thậm chí những sự việc nhỏ lập đi lập lại nhiều lần cũng sẽ đưa đến stress như tiếng điện thoại reo giữa đêm khuya, tiếng khóc thất thanh của em bé v.v... Nghĩa là có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái stress.
Một cách đối phó với stress
stress ít liên quan đến yếu tố gây stress mà tùy thuộc nhiều vào cường độ và sự lập lại của yếu tố đó. Và mỗi người lại có cách phản ứng khác nhau. C. mỗi ngày đi làm phải mất 2 giờ trên các phương tiện vận chuyển công cộng nên bị stress dẫn đến nhức đầu và cao huyết áp. Nhà tâm lý học đã hướng dẫn cho cô không nên để thời gian "chết" trên đường di chuyển sinh bực bội cáu kỉnh, nên giải trí bằng cách đọc các loại sách mình ưa thích, C. quyết định chọn loại sách trinh thám hình sự. Và cô khám phá rằng chỉ có những lúc ấy cô mới có thời gian yên ổn đọc loại sách mình ưa thích mà không bị chồng con quấy rầy. Từ sự thư giãn đó mà bệnh cao huyết áp và bệnh nhức đầu cũng biến mất. Điều đó cho thấy không nên thụ động trước hoàn cảnh dẫn đến stress mà phải hành động để thích nghi với hoàn cảnh đó.
stress có thể gây ra những bệnh nào? (Hình)
Cơ thể phản ứng thế nào trước stress?
- Phản ứng báo động:
Khi stress xảy ra, Adrenaline xâm nhập não, trương lực cơ tăng lên. Cơ thể chuyển động để thích nghi giúp tránh tình trạng xấu nhất.
- Phản ứng đề kháng:
Các cơ chế phản xạ tự điều chỉnh khởi động để tìm dần lại sự quân bình, nhưng sức đề kháng, chịu đựng có giới hạn.
- Giai đoạn suy nhược:
Cơ thể không chống cự được. Mệt mỏi xuất hiện và bệnh khởi phát.
Bạn có bị stress không?
Sau đây là trắc nghiệm để bạn tự chẩn đoán mình. Hãy chọn giải pháp thích hợp với bạn nhất rồi ghi điểm.

Không bao giờ

Gần như không bao giờ

Đôi lúc

Cũng thường

Thường

1

Bạn có bị quấy rối bởi một sự kiện không mong đợi không?

0

1

2

3

4

2

Bạn có thấy khó khăn trong việc kiểm soát những vấn đề quan trọng không?

0

1

2

3

4

3

Bạn có cảm thấy căng thẳng và bị stress không?

0

1

2

3

4

4

Bạn có cảm thấy tin tưởng vào năng lực của mình không?

4

3

2

1

0

5

Bạn có cảm thấy mọi việc diễn biến như bạn muốn không?

4

3

2

1

0

6

Bạn có nghĩ là bạn không thể làm hết những việc cần làm không?

0

1

2

3

4

7

Bạn có thể chế ngự bực dọc, căng thẳng của bạn không?

4

3

2

1

0

8

Bạn có nghĩ rằng mình làm chủ được mọi tình huống không?

4

3

2

1

0

9

Bạn có bị kích động khi sự kiện vượt khỏi tầm kiểm soát?

0

1

2

3

4

10

Bạn có tìm ra khó khăn ở những điểm bạn không thể vượt khỏi không?

0

1

2

3

4

- Kết quả:
Dưới 24 điểm: Bạn có thể bị stress nhiều nhưng biết cách chế ngự. Xin hoan hô bạn.
Từ 24-30 điểm: Bạn bắt đầu bị quá tải vì stress. Bạn chưa đủ năng lực để kiểm soát các trở ngại bạn gặp phải. Bạn cần có người hỗ trợ để vượt qua stress nếu không sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.
Trên 30 điểm: Bạn đã bị stress. Cần được khám và điều trị.
10 lời khuyên chống stress
1. Mỗi ngày nên chọn một niềm vui.
2. Chăm sóc sức khỏe, kiểm tra cân nặng, làm đẹp v.v... để bằng lòng về mình.
3. Chơi thể thao, tập thể dục. Sự mệt mỏi trong thể dục, thể thao sẽ giúp quên đi những vấn đề khó khăn của cuộc sống.
4. Dinh dưỡng đầy đủ và đừng quên bữa ăn sáng.
5. Giới hạn các chất kích thích. Cà phê làm tăng lo âu, thuốc lá làm tăng các phản ứng của stress, rượu sẽ làm giảm năng lực thần kinh.
6. Biết tự thư giãn để giảm stress, cơ bắp được nghỉ ngơi và trí não dễ tập trung.
7. Quan hệ tốt với bạn bè, tâm sự những muộn phiền. Thỉnh thoảng nên tổ chức họp mặt ăn uống.
8. Quan tâm đến người khác, nhận xét yếu tố gây ra stress và tìm cách giải quyết.
9. Biết nói "không" để giảm bớt quá tải không cần thiết. Nếu bị kiệt quệ hãy nghỉ ngơi để công việc lại ngày mai và từ chối những gặp gỡ có thể gây muộn phiền.

10. Khi có bệnh, cần được khám điều trị.


THẾ NGỌC

(Theo Femme Actuelle số 697)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 3456 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm