“Bệnh vội vàng” là sự hấp tấp, do quá quen với quá trình chạy đua với công việc, làm gấp cho xong, cho nên bạn luôn cảm thấy không ổn.
Sự bận rộn gây căng thẳng, khiến cơ thể phải phản ứng mạnh, rút máu từ não và khiến chúng ta ở vào “thế bí”, phản ứng chậm hơn. Sự vội vàng luôn làm chúng ta trở thành người khó gần gũi, gây ra nhiều bất lợi trong cuộc đời về nhiều phương diện.
Hội chứng này được các chuyên gia gọi là “bệnh vội vàng”. Và đây là vấn đề phổ biến ngày càng tăng ở các nước ASAP (as soon as possible), nghĩa là các nước phát triển và đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.
Làm sao giảm bớt?
- Đừng sợ: Bạn có thể bị căng thẳng hoặc chỉ nhận ra rằng người nào đó có một ngày tồi tệ. Đừng “lây nhiễm” sự sợ hãi của người khác, hãy cứ là chính mình.
- Chậm dần: Trầm mặc 10 phút. Hít thở sâu vài lần. Nếu thoát ra khỏi sự vội vàng, bạn trở lại làm việc sẽ tốt hơn.
- Loại bỏ: Tập loại bỏ bớt những gì chưa thực sự cần thiết. Đừng ôm đồm. Hãy chỉ làm những gì bạn biết mình khả dĩ xử lý tốt nhất.
Theo Người Lao Động
Hội chứng này được các chuyên gia gọi là “bệnh vội vàng”. Và đây là vấn đề phổ biến ngày càng tăng ở các nước ASAP (as soon as possible), nghĩa là các nước phát triển và đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam.
Làm sao giảm bớt?
- Đừng sợ: Bạn có thể bị căng thẳng hoặc chỉ nhận ra rằng người nào đó có một ngày tồi tệ. Đừng “lây nhiễm” sự sợ hãi của người khác, hãy cứ là chính mình.
- Chậm dần: Trầm mặc 10 phút. Hít thở sâu vài lần. Nếu thoát ra khỏi sự vội vàng, bạn trở lại làm việc sẽ tốt hơn.
- Loại bỏ: Tập loại bỏ bớt những gì chưa thực sự cần thiết. Đừng ôm đồm. Hãy chỉ làm những gì bạn biết mình khả dĩ xử lý tốt nhất.
Theo Người Lao Động