Một nghiên cứu trên não đã cho thấy khi một người đàn ông nhìn thấy kẻ gian bị tra tấn, anh ta không hề cảm thấy đau đớn, mà lại tỏ ra thích thú.
Ngược lại, phụ nữ rất xót xa trước nỗi đau của đối phương và không hề tìm thấy sự thú vị ở đó.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu sự khác biệt trong việc sung sướng trên nỗi đau khổ của người khác có bắt nguồn từ sinh lý hay vai trò giới tính trong cuộc sống. Nhưng nó có thể lý giải vì sao đàn ông từ xưa đến nay vẫn đảm nhiệm công việc trừng phạt tội phạm và những người vi phạm quy tắc xã hội, nhà nghiên cứu Klaas Stephan tại Đại học London, Anh, cho biết.
Đồng tác giả Tania Singer nhận định sự khác biệt giới tính như vậy thật đáng ngạc nhiên và cần phải được khẳng định lại bằng một nghiên cứu lớn hơn.
Các nhà khoa học đã chụp não của 16 đàn ông và 16 đàn bà sau khi họ tham gia một trò chơi. Trong trò chơi đó, một số người sẽ chơi công bằng, một số ăn gian.
Khi chụp não, từng người sẽ xem cảnh một người chơi khác bị điện giật nhẹ ở tay. Nếu người chơi đó fairplay, cả não đàn ông và đàn bà đều có sự kích hoạt ở vùng liên quan đến sự đau đớn, chứng tỏ họ đồng cảm với nỗi đau của đối phương.
Nhưng với kẻ ăn gian, trong khi vùng não đó của phụ nữ vẫn có phản ứng, thì hầu như não đàn ông không có hoạt động nào rõ rệt. Đồng thời, ở vùng não khác liên quan tới cảm giác sung sướng, não đàn ông có phản ứng lớn hơn nhiều so với lần đầu, trong khi não phụ nữ thì không.
Cuộc phỏng vấn sau đó đã tiết lộ đàn ông có ham muốn mạnh mẽ được trả đũa kẻ ăn gian. Khi họ càng muốn trả thù, thì phần não sung sướng càng hoạt động mạnh khi nạn nhân bị điện giật. Không có tỷ lệ tương ứng ở đàn bà.
Philip Jackson, tại Đại học Laval ở Canada, nhận định kết quả đã cho thấy sự tương tác xã hội có thể tác động tới hoạt động não như thế nào.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu sự khác biệt trong việc sung sướng trên nỗi đau khổ của người khác có bắt nguồn từ sinh lý hay vai trò giới tính trong cuộc sống. Nhưng nó có thể lý giải vì sao đàn ông từ xưa đến nay vẫn đảm nhiệm công việc trừng phạt tội phạm và những người vi phạm quy tắc xã hội, nhà nghiên cứu Klaas Stephan tại Đại học London, Anh, cho biết.
Đồng tác giả Tania Singer nhận định sự khác biệt giới tính như vậy thật đáng ngạc nhiên và cần phải được khẳng định lại bằng một nghiên cứu lớn hơn.
Các nhà khoa học đã chụp não của 16 đàn ông và 16 đàn bà sau khi họ tham gia một trò chơi. Trong trò chơi đó, một số người sẽ chơi công bằng, một số ăn gian.
Khi chụp não, từng người sẽ xem cảnh một người chơi khác bị điện giật nhẹ ở tay. Nếu người chơi đó fairplay, cả não đàn ông và đàn bà đều có sự kích hoạt ở vùng liên quan đến sự đau đớn, chứng tỏ họ đồng cảm với nỗi đau của đối phương.
Nhưng với kẻ ăn gian, trong khi vùng não đó của phụ nữ vẫn có phản ứng, thì hầu như não đàn ông không có hoạt động nào rõ rệt. Đồng thời, ở vùng não khác liên quan tới cảm giác sung sướng, não đàn ông có phản ứng lớn hơn nhiều so với lần đầu, trong khi não phụ nữ thì không.
Cuộc phỏng vấn sau đó đã tiết lộ đàn ông có ham muốn mạnh mẽ được trả đũa kẻ ăn gian. Khi họ càng muốn trả thù, thì phần não sung sướng càng hoạt động mạnh khi nạn nhân bị điện giật. Không có tỷ lệ tương ứng ở đàn bà.
Philip Jackson, tại Đại học Laval ở Canada, nhận định kết quả đã cho thấy sự tương tác xã hội có thể tác động tới hoạt động não như thế nào.
M.T. (theo AP)