Mẹ và bé - Khi con phạm sai lầm

- Chị Mai đang bối rối, lo lắng về cô con gái 15 tuổi. Nhiều ngày qua, đi học về là nó đóng cửa nằm trong phòng, gọi ăn cơm năm lần bảy lượt mới ra. Rồi con gái và vội bát cơm với nét mặt lạnh lùng, hỏi gì chỉ trả lời cho xong chuyện. Mọi chuyện bắt đầu từ hôm chủ nhật tuần trước, khi chị bắt gặp con gái đang lục túi xách mẹ lấy tiền.

Chị không phải là người hẹp hòi với con. Chị vẫn đều đặn cho con tiền để tiêu vặt và mua những thứ mà nó thích. Nhưng tuần trước, con gái nhiều lần xin tiền, khi thì ủng hộ các bạn nghèo, lúc thì mua đồ dùng học tập, khi thì ấp úng không rõ lý do. Đang lúc tâm trạng không thoải mái, chị gắt gỏng trả lời không có, rồi than vãn: “Tiền bao nhiêu với con cũng không đủ”…

Khi bắt gặp con đang lục túi mình, chị đã lôi con vào phòng và đánh. Chị cũng không nhớ đã nói những gì với nó, chỉ biết nó đã làm chị thất vọng và “mất mặt” với mọi người. Chị luôn dạy con phải thật thà, trung thực, vậy mà nó nỡ lấy cắp tiền của mẹ. Từ ngày đó, con bé không còn hồn nhiên, vui vẻ. Nó rụt rè khi gần mẹ. Con chị đã phạm phải sai lầm. Còn chị lại ân hận khi có thái độ không đúng với con. Chị không cho con cơ hội để giải thích về hành động của mình. Chị không dạy cho con biết cách cân đối chi tiêu tiền bạc. Khi cô bé có mong muốn những gì vượt xa khả năng tiền bạc được cung cấp của mình, đã thực hiện hành động thiếu thật thà đó.

Người lớn, trẻ con đều có lúc phạm sai lầm. Có những sai lầm chỉ vì một phút nông nổi. Người lớn có thể tự sửa sai hoặc tự chấp nhận thất bại. Còn trẻ con, để vượt qua được sai lầm, rất cần một thái độ công bằng và đúng đắn của bố mẹ.

Phần lớn sai lầm chỉ gây hậu quả nhất thời, do không cẩn thận, chủ quan hoặc do thiếu kinh nghiệm của đứa trẻ. Sai lầm là lỗi do sơ suất, sai sót và vô tình gây nên hậu quả. Trẻ hoàn toàn không muốn phạm phải sai lầm. Một đứa trẻ mắc phải sai lầm khác với một đứa trẻ hư hỏng. Bố mẹ nên phân biệt để có thái độ đúng mực với con.

Khi trẻ sai lầm, bản thân trẻ cũng hối hận và giày vò, đau khổ. Nó ao ước cho thời gian quay trở lại, cho nó cơ hội khôn ngoan và thận trọng hơn. Nó biết hậu quả gây ra cho mình và ảnh hưởng cả những người xung quanh. Vì vậy, bố mẹ đừng khoét sâu thêm vết thương lòng của trẻ. Phải biết nén sự thất vọng của mình để hỗ trợ trẻ vượt qua thử thách. Cần bình tĩnh để chấp nhận vấn đề, nhìn nhận khách quan để cùng con giải quyết hậu quả. Tìm hiểu kỹ càng nguyên nhân, xem xét vì sao mà con mình lại rơi vào hoàn cảnh đó. Hãy tạo cho con cơ hội được trình bày, giải tỏa. Không nên tỏ thái độ phủ nhận con, coi thường và chế giễu. Trẻ sẽ lo sợ, sẽ không đủ can đảm để nói hết cảm nghĩ của mình. Trẻ sẽ không nhận ra được cảm xúc thật và sẽ che đậy những điều mà trẻ cho là bất lợi. Ta không có cơ hội để hiểu con, không có cơ hội để chỉ cho con những kinh nghiệm và cả những bài học quý giá của mình.

Nhiều bố mẹ khi biết con phạm sai lầm đã vội vàng coi con mình là hư hỏng. Vì thất vọng về con quá lớn, nên bố mẹ quên mất những giá trị quý giá khác của con. Từ chuyện nhỏ trở thành chuyện lớn, từ chuyện này chuyển sang chuyện khác. Những thành tích của trẻ thì không được ghi nhớ, thậm chí rũ sạch, những lỗi lầm thì nhắc tới thường xuyên, khiến trẻ thấy chán nản và coi mình là bất tài vô dụng. Từ đó, rất nhiều đứa trẻ đã buông xuôi và trở thành bê tha, hư hỏng.

Khi bố mẹ không có thái độ đúng trước sai lầm của con, vấn đề của con không được giải quyết. Trẻ không thể biết được hết những nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Trẻ không rút ra được kinh nghiệm hay bài học cho mình. Thậm chí, vì bố mẹ và con không hiểu nhau, lại phát sinh ra sai lầm mới. Cứ như vậy, sai lầm sẽ nối tiếp sai lầm. Trẻ sống trong sự ân hận giày vò rồi đến một lúc trở nên chai sạn. Hậu quả nghiêm trọng hơn khi vô tình bố mẹ đẩy con ra xa và không còn cơ hội trở về.

Ai cũng có thể mắc phải sai lầm, quan trọng là sau khi thấy hậu quả cần có tinh thần khắc phục. Những trải nghiệm của thất bại, của sai lầm sẽ giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân và sẽ giúp trẻ vươn lên trong cuộc sống. Bố mẹ luôn là người thầy kinh nghiệm và là người bạn thân tình, thấu hiểu, bao dung.

Minh Huệ (Chuyên viên tâm lý)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1483 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm