Sống thọ hóa ra chẳng hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ, chỉ cần duy trì thói quen ăn như thế này mỗi ngày thì việc gia tăng tuổi thọ thêm 20 năm là hoàn toàn có thể. Mới đây, một phân tích tổng quan nhất của các nhà khoa học Julie Mathison thuộc Viện Lão hóa Quốc gia (NIA) đã cho thấy rằng, chỉ cần giảm lượng thức ăn hàng ngày cũng có thể làm tăng tuổi thọ của bạn.
Cụ thể, Susan Roberts – chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Turfs cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu trên 218 người ở độ tuổi 21-50. Họ nhận thấy trong 25% người giảm lượng thức ăn hàng ngày đã có những chuyển biến tốt như cholesterol tốt trong máu tăng đáng kể, yếu tố hoại tử khối u (TNFs) giảm 25%, kháng insulin giảm 40% và huyết áp tổng thể thấp hơn.
Nói một cách ngắn gọn rằng, nghiên cứu này cho thấy chỉ cần bạn ăn ít hơn thì có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 20 năm mà không để lại bất kỳ dấu hiệu lão hóa nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này bởi nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Hiểu được điều đó, các chuyên gia đã có những mẹo nhỏ giúp bạn giảm được 1/3 lượng thức ăn nạp vào hàng ngày:
1. Uống súp trước bữa ăn
Việc này sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn, bởi cơn kích thích thèm ăn tại não sẽ giảm đáng kể sau khi súp đi vào dạ dày. Từ đó, lượng đồ ăn nạp vào sẽ giảm đi 1/3 vì cảm giác no xuất hiện sớm.
2. Nhai chậm
Việc ăn quá nhanh khiến dạ dày không kịp "giao tiếp" với não về việc nó đã đầy, thường sẽ mất khoảng 20-30 phút cho việc này. Do đó, cần phải ăn chậm để não phát tín hiệu là bạn đã no rồi, từ đó giúp bạn ăn ít hơn.
3. Đứng dậy khỏi bàn sau khi ăn
Một số người hay có thói quen vẫn ngồi lại tại bàn sau khi ăn để nói chuyện, xem TV… Khi ấy nếu não vẫn nhìn thấy món ăn khác sẽ lại kích thích cơn thèm ăn, từ đó làm bạn ăn tiếp mà không thể kiểm soát được.
4. Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và độ ẩm
Rau, trái cây, súp, ngũ cốc nguyên hạt là những thứ làm no nhanh nhất mà không làm bạn béo lên. Bên cạnh đó cần tránh các thực phẩm khô và ít chất xơ, chẳng hạn như bánh quy bởi chúng làm bạn ăn quá nhiều mà không tạo được cảm giác no.
5. Đừng tiếc đồ ăn thừa
Nhiều bà mẹ thường "tiếc của" nên hay cố ăn gắng ăn cho hết đồ ăn, mặc dù bụng họ đã quá no rồi. Thói quen này có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, tăng cân thế nên đừng tiếc và sợ phí phạm, bạn có thể cất đồ thừa để bữa sau ăn hoặc nấu ít lại.
Không chỉ người lớn mà con trẻ ăn đồ ăn thừa cũng không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra 8 nguyên tắc vàng trong việc ăn uống, cần xem ngay để thay đổi bản thân ngay từ bây giờ:
1. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 4 – 6 giờ: Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày lẫn đường tiêu hóa, bởi các thực phẩm trước đó chưa tiêu hóa hết.
2. Không ăn quá nhanh: Theo nhiều nghiên cứu, thời gian tốt nhất cho bữa sáng là 15 - 20 phút, ăn trưa và ăn tối là khoảng 30 phút.
3. Cố gắng ăn nhiều hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày: Đa dạng thực phẩm là nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Bữa ăn hàng ngày nên bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, trái cây, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu nành…
4. Cần ăn súp với thịt: Dù là súp gà hay các loại nước dùng thì hàm lượng dinh dưỡng của chúng vẫn ít hơn rất nhiều so với thịt. Vậy nên, khi uống súp nên ăn kèm thịt.
5. Thay đổi món ăn: Cố gắng thay đổi đa dạng thực phẩm để hấp thu nhiều loại dưỡng chất hơn.
6. Không ăn đồ nóng: Một khi nhiệt độ thực phẩm vượt quá 65°C, nó sẽ làm đốt cháy niêm mạc thực quản và gây tổn thương thực quản. Nên hãy chờ nguội bớt rồi ăn.
7. Ăn ít đồ tráng miệng sau bữa ăn: Các món tráng miệng chứa nhiều calo sẽ làm tăng năng lượng và dễ dẫn đến béo phì.
8. Nghỉ 30 phút sau bữa ăn: Vận động mạnh sau bữa ăn sẽ làm bạn đau dạ dày lẫn một vài bệnh khác. Tốt nhất hãy nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc làm những việc nhẹ.