Mẹ và bé - Hướng nghiệp cho con

O - Học sinh thường chọn nghề theo cảm tính, theo bạn bè, theo xu thế của xã hội. Nếu không được hướng nghiệp tốt, các em có thể sẽ rơi vào một trong những bi kịch lớn của đời người: Học và làm cái nghề mình không yêu. Vì thế, trong vấn đề này, cha mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng

Cha mẹ: Nhân tố tác động mạnh nhất

Theo thầy Nguyễn Văn Hiền, giáo viên dạy văn kiêm hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Đa Phước, Bình Chánh, TPHCM: “ Mình hướng nghiệp nhưng quyết định vẫn là các em. Vì vậy trách nhiệm từ thầy cô không nặng bằng từ cha mẹ. Cha mẹ là những nhân tố tác động mạnh nhất.”

Cha mẹ đôi lúc quá ảo tưởng về con mình, nhất là hiện nay, bệnh thành tích trong ngành giáo dục vẫn còn nặng nề, nhiều học sinh (HS) từ tiểu học đã quen với danh hiệu "Học Sinh Giỏi", và ba mẹ cũng cứ tưởng con mình giỏi thật.  Lên cấp 3, bệnh thành tích ít hơn, HS trở lại đúng vị trí của mình, những yếu kém lộ ra. Thế là ba mẹ lại cho rằng con mình lười học, bắt đầu răn đe, áp đặt những kỳ vọng lên vai con với thời khóa biểu dày đặc để con có thể bước vào ngưỡng cửa của một trong những trường đại học danh giá. Thế là bi kịch xảy ra.

Em Bích Chi, là HS giỏi ở tiểu học, lên cấp 2 chỉ đạt HS khá và lên cấp 3 tụt hạng xuống HS trung bình.  Ba mẹ em cứ cho rằng con ham chơi, nên mời gia sư kèm để em có thể vào Đại học Y.  Em tâm sự với cô giáo học để ba mẹ vui chứ em tin chắc mình không thể vào trường Y.  Ngày thi đầu tiên em về nhà và uống thuốc hạ huyết áp của bà nội.  gia đình phát hiện đưa vào bệnh viện thì không còn kịp nữa

Hoàng Lan, một HS của tôi, rất giỏi môn Anh văn. Em thích nghề hướng dẫn viên du lịch.  Ba mẹ lại ép em thi vào ĐH Kinh Tế.  Tôi chỉ biết an ủi em: "Học kinh tế cũng cần đến ngoại ngữ, cũng có cơ hội sử dụng tiếng Anh vậy". Thế nhưng không phù hợp với những con số, những định nghĩa, những khái niệm khô khan của kinh tế và thị trường, đến năm thứ 3, em rơi vào trạng thái trầm cảm khi bị nợ quá nhiều môn và phải bỏ dở việc học. Sự hối hận từ ba mẹ quá muộn khi giờ đây em luôn thẫn thờ, sợ tiếng ồn và xa lánh mọi người

Giúp con điều chỉnh những mong muốn

Hạnh Vy, học sinh trường Trần Đại Nghĩa , từng đoạt huy chương các kỳ thi Olympic Tin Học và ai cũng nghĩ em sẽ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Thế nhưng trong lần chứng kiến các y bác sĩ cấp cứu bệnh tim cho ông nội trong bệnh viện, em thấy được sự cao quý của nghề y.  Năm lớp 12, được học người thầy dạy môn sinh vật quá hay nên  em đã chuyển hướng thi vào trường Y. Nghe ý định của con, anh Thanh Vân- ba em đã phân tích rất kỹ những khó nhọc khi theo ngành Y. Nào là phải trực bệnh viện, phải thường xuyên tiếp xúc với máu... Tất cả không là gì khi em đã thấy ý nghĩa của nghề mình chọn.  Đậu hai trường ĐH và em đã chọn học Y.  Sau bốn năm học tập, em vẫn yêu thích và say mê ngành học của mình

Ba mẹ có thể giúp con chọn nghề dễ dàng nếu theo sát và nắm được khả năng học tập của con. Quỳnh Như thích nghề y, ba em- một giáo viên, đã phân tích cho con thấy được khả năng của em không thể vào y khoa.  Quỳnh Như không giỏi toán và hóa.  Vì vậy ba em khuyên con nên thi vào trường Trung Học Y Tế. Anh nói : “ Chiếc áo blouse rất đẹp và cao quý nhưng nếu không là bác sĩ, học điều dưỡng cũng được, cũng khoác chiếc áo blouse, cũng giúp người và cứu người. Có sao đâu!”.  Quỳnh Như nghe lời ba và hiện em đang là điều dưỡng tại một bệnh viện lớn của thành phố.

Tôi hỏi những bậc cha mẹ nghĩ sao nếu con cái họ thích học nghề uốn tóc, làm móng… Cô Diệp- giáo viên toán tin học THPT Đa Phước, nói :“ Con thích nhưng có năng khiếu hay không lại là việc khác.  Thí dụ ngày xưa em rất thích múa ba lê nhưng ba em phân tích cho em thấy tướng em cục mịch, dáng vẻ lại cứng ngắc…làm sao học ba lê được. Vì vậy em đã bỏ ước mơ đó để học toán”.  Cô Kiều, giáo viên lý, có chồng là một doanh nhân thành đạt lại nghĩ khác: “  Khi con thích nghề uốn tóc hay làm móng hoặc bất cứ ngành nghề nào có liên quan đến nghệ thuật, mình sẽ hướng con mình học cao hơn để nâng cao sự cảm thụ về thẩm mỹ, nâng cao khả năng cảm nhận cái đẹp…Để nếu dù không có năng khiếu hay ngoại hình, nó vẫn có thể làm việc trong lãnh vực nó thích.  Thí dụ làm việc trong công ty thời trang…”

Cũng chiều theo ý thích nghề uốn tóc, vẽ móng của con, chị Tư lên thành phố, thuê nhà tại chung cư Lạc Long Quân, bán bún riêu, giúp con học nghề.  Giờ đây Thu Tâm đã ra nghề và có việc làm ổn định.  Còn Công Chánh (em Thu Tâm) hiện đang học khoa Điện- Điện Tử tại trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Tôn Đức Thắng, Quận 10.  Ngoài giờ học Công Chánh giúp mẹ bán bún riêu kiếm sống hằng ngày. Chị Thu Tâm của em cũng hàng tháng phụ giúp mẹ tiền thuê nhà từ đồng tiền chân chính của mình…

Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con. Vậy một trong những điều hết sức quan trọng là hãy tìm hiểu khả năng và mơ ước của con để giúp con có thể chọn cho mình một tương lai tốt đẹp: được làm công việc mình yêu thích và phù hợp với mình.

Nguyễn Ngọc Hà

 

 

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1452 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm