Chơi với con, thông qua bạn, con trẻ sẽ học cách chơi với đồ chơi. Nếu bạn chơi với con, con bạn có thể nhận được hai điều: "Mẹ (cha) thấy vui khi ở cạnh con", điều đó làm tăng lòng tự tin của con trẻ và phát triển sự yêu thích trò chơi của nó. Khó có cách nào khác để bạn có thể biết về con, hiểu sở thích của con tốt hơn thông qua các trò chơi.
Nguyên tắc quan trọng nhất: Hãy chơi cùng con chơi với sự vui thích. Khi một đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chơi với nó một cách miễn cưỡng, nó sẽ nghĩ rằng "Điều này chẳng có gì là thú vị, vì mẹ (cha) không thích chơi”, hoặc thậm chí tệ hơn:"Có lẽ họ không thích chơi với tôi ". Tất nhiên là bạn không muốn con nghĩ như thế!
Nguyên tắc thứ hai: không được tỏ vẻ chán ngán. Nếu con bạn xây dựng một cái gì đó không thể tưởng tượng được và nói rằng đó là cây cần cẩu. Bạn hãy xây dựng một cần cẩu thứ hai và nói một cách thích thú, rằng bây giờ chúng ta có 2cần cẩu, con bạn sẽ tự hiểu được cần cẩu như thế nào. Nếu trong nhà có một trò chơi mới, và đứa trẻ muốn chơi nó không giống như bản hướng dẫn, hãy để nó chơi theo cách riêng của mình, tất nhiên, nếu nó không phá hỏng món đồ chơi (nhưng như thế thì đã không phải là chơi).
Nguyên tắc thứ ba: Hãy tưởng tượng xem, khi bạn hỏi một đứa trẻ những câu cơ bản nhưng rất quan trọng, nó không luôn luôn muốn trả lời (bởi vì bạn biết tất cả những điều đó - đứa trẻ biết thế). Nhưng khi bạn hỏi nó bằng giọng của những con thú nhồi bông: "Tên của bạn là gì?" Bao nhiêu tuổi? "Bạn sống ở đâu?" - chúng sẽ vui vẻ kể về bản thân mình.
Nguyên tắc thứ tư: Khen ngợi trẻ khi nó xứng đáng. Sự quan tâm tới các trò chơi phát triển, những bộ thiết kế đầu tiên phải vượt qua giai đoạn: "Ồ, mình giỏi quá, mình đã làm điều này, mình sẽ cố gắng để làm điều đó nữa, và mẹ sẽ thích, sẽ hoan hô mình". Hãy kích thích sự quan tâm của bé.
Nguyên tắc thứ năm: Dạy cho trẻ tưởng tượng. Rất nhiều tiềm năng sáng tạo nằm trong một cái khuôn đơn giản. Trẻ em rất khâm phục vì từ đất sét có thể làm ra con chó, rồi từ con chó thành cái nấm. Vẽ cũng là một dịp để dạy các bé để tưởng tượng. Hãy hỏi con xem nó đang vẽ cái gì. Nếu bé không thể trả lời, hãy giúp nó đặt tên cho điều nó đang làm.
Nguyên tắc thứ sáu: không có trò chơi dành riêng cho con gái hay con trai. Tất cả các loại trò chơi của con bạn phải không phụ thuộc vào giới tính: cả búp bê và xe hơi, và bộ thiết kế. Không nên cho trẻ chơi toàn những món đồ máy móc. Chính búp bê cho phép trẻ em thể hiện bản thân mình khi nó dựng nên những câu chuyện: búp bê lái xe, cưỡi tàu lượn, búp bê muốn ngủ, muốn đi bơi...
Nguyên tắc thứ bảy: hãy cho trẻ những gì chúng quan tâm nhất. Ví dụ, trẻ chỉ muốn chơi xe ô tô, hãy trò chuyện với con về những loại xe, xe có thể đi đâu – hãy để trẻ thể hiện mình trong những say mê.
Nguyên tắc thứ tám: đồ chơi phải được giữ gìn cẩn thận. Tốt nhất là trước khi trẻ được 4-5 tuổi hãy giúp trẻ em biết cách sắp xếp đồ chơi, hơn là để cho trẻ mỗi khi nhìn vào tủ đố chơi của mình thì sẽ chẳng còn muốn chơi nữa.
Nguyên tắc thứ chín: thường xuyên kiểm tra tủ đồ chơi. Bạn nhận thấy rằng đó là một trò chơi có thể chiến thắng khá dễ dàng và con bạn không quan tâm đến nó nữa. Vậy thì đã đến lúc phải loại trừ nó (cho những người bạn có con nhỏ). Hoặc khi bạn mua trò chơi đó, bạn không nhận ra là nó quá khó khăn cho đứa trẻ: Cất nó vào một nơi mà bé ít ngó vào. Một lúc nào đó, nó có thể sẽ bắt đầu phù hợp với con bạn.
Nguyên tắc thứ mười: sự đa dạng của trò chơi. Tất nhiên, các con bạn phải chơi những trò chơi phát triển trí tuệ. Mọi thứ đều quan trọng: âm nhạc và nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ, địa lý. Hãy cho trẻ làm quen với những gì mà nó chưa biết. Hãy suy nghĩ về những kỹ năng bạn muốn phát triển ở trẻ. Cũng cần nhớ đến đặc thù độ tuổi của bé. Không cần treo một bản đồ lên tường nếu con bạn chỉ thích bóc mọi thứ từ đó ra. Không áp đặt những gì mà trẻ không thích.
Vấn đề quan trọng: những trò chơi tự lập. Đừng vội vàng và đừng lo lắng nếu bé không thích tự chơi một mình. Trước hết, có khi bé chỉ thích được ở bên cạnh bạn. Thứ hai, chơi một mình đôi khi không phải là thú vị. Hãy hiểu rằng, nếu bạn dạy con chơi, nó nhất định sẽ phải tìm cách chơi mà không có bạn. Đơn giản là bạn chỉ cần khen ngợi hoặc từ từ chỉ dẫn bé cách phát triển một trò chơi cụ thể.
Khánh Chi (Theo )