Nuôi dạy trẻ - Câu chuyện điện thoại di động dưới mái trường

Việc sử dụng điện thoại di động không những chỉ thông dụng đối với người lớn, mà còn trở thành vật không thể thiếu với lứa tuổi học đường. Lợi ích trước mắt
Với lý do để theo dõi, kiểm soát và chăm sóc con cái, nhiều vị phụ huynh đã sắm cho con mình chiếc điện thoại di động luôn mang theo người. 
Chị Nhung (Đội Cấn, Ba Đình, HN) đang làm việc nhà thì nhận được điện thoại của con gái (học sinh lớp 7) báo được về sớm và gọi mẹ đến đón. Chị chia sẻ: "Ban đầu, mình cũng nghĩ trẻ con thì cần gì điện thoại di động. Nhưng đến khi mua cho cháu rồi mới thấy đúng là tiện hơn thật, nhất là trong những trường hợp như hôm nay. Nếu không được cháu báo thì phải đến giờ tan học thường ngày mình mới đi đón, vậy trong thời gian đó, để con mình chờ cũng tội, mà cháu còn bé tự đi về thì nguy hiểm lắm!". 
Lứa tuổi quàng khăn đỏ cũng rất hiện đại với điện thoại di động.
Hay như với trường hợp em Q. (học sinh trường THCS Khương Đình), thì bên cạnh sự quản lý của bố mẹ, việc sử dụng điện thoại di động lại được phục vụ cho mục đích học tập của chính em. Em nói: "Nhiều lúc cần xác định lại xem thầy ra bài tập nào về nhà, hoặc lúc không nhớ lịch đổi tiết học mà các thầy cô đã báo tuần trước, em thường nhắn tin để hỏi bạn bè. Lúc em và mấy bạn thân chưa có điện thoại, em rất ngại phải gọi điện thoại đến nhà bạn làm phiền vào lúc 11h đêm để hỏi những chuyện đó".
Lại thêm những cuộc thi quay phim chụp ảnh rầm rộ cuốn hút lứa tuổi này, để kích thích sáng tạo và độ quan sát của trẻ em, các ông bố bà mẹ không ngại bỏ tiền ra chiều cậu ấm cô chiêu những chú dế rất xịn và cực lợi hại. kích thích trẻ phát triển khả năng làm việc với công nghệ cũng là một con dao hai lưỡi khi việc kiểm soát là bất khả thi. 
Lợi ích vô hạn, tai nạn cũng thừa
Mỗi ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều tin bài, video clip quay những cảnh nữ sinh đánh nhau, các đôi bạn còn mặc áo đồng phục nhà trường âu yếm nhau trong những góc sân trường kín đáo, hay thậm chí một số chuyện gây xôn xao như đoạn ghi âm một giáo viên chửi mắng học sinh. Những "tác phẩm" trên đều được ghi lại bằng chiếc điện thoại di động các em mang theo bên mình. 
Liệu có ai đó một lần tự hỏi vì sao ngày càng có nhiều clip nữ sinh đánh nhau, lột quần áo? Phải chăng từ chính hành động ghi nhận thực tế, sự việc đã được đẩy lên thành một trào lưu với một vòng tuần hoàn "đánh nhau - quay clip - đăng lên mạng" để phục vụ cho nhiều ý định khác nhau của cả người quay lẫn nhân vật được quay? Nhất là khi trong những clip được tung lên mạng, xen lẫn vào những thanh âm của vụ ẩu đả là tiếng cười vô tâm, hay thậm chí là những lời bình phẩm vô văn hóa của người đang quay và những người đứng "thưởng thức" trận chiến mà không hề nghĩ đến chuyện can thiệp. Những điều đó cũng phản ánh một phần sự "phát triển lùi" của bộ phận không nhỏ trong học sinh ngày nay.
Điện thoại di động trở thành vật cầm tay của rất nhiều nữ sinh.
Với những tính năng hiện đại, điện thoại ngày nay không chỉ có thể vừa chụp ảnh, nghe nhạc, quay phim, ghi âm, mà còn có thể truy cập internet một cách dễ dàng với dịch vụ 3G. Nhiều cha mẹ đã chiều con khi chúng lấy lý do cần ghi âm, cần nghe bài học tiếng Anh, nên họ đã bằng lòng mua cho con những chiếc điện thoại đời mới và đắt tiền. Bên cạnh đó, bằng những chiếc điện thoại đời mới, các em học sinh vẫn lén lút tải về và chuyền tay nhau những đoạn phim "nóng", những đoạn phim nước ngoài được dán mác 18+, hay thậm chí là cả những cảnh phòng the, những clip quay trộm trong nhà nghỉ. Cứ giờ ra chơi, một góc phòng học hay trong nhà vệ sinh, một bộ phận các em lại tụ tập cùng nhau xem, rồi thích thú "bắn bluetooth" từ máy em này sang em khác. Không thiếu những điều "chướng tai gai mắt", khi các em từ chỗ tò mò, tìm hiểu đến so sánh, bình phẩm các phân đoạn xem đã đủ độ "hot" hay chưa. Và đương nhiên, từ tìm hiểu sẽ rất dễ phát sinh ý niệm và hành động "thực hành". Cứ như thế, văn hóa phẩm độc hại kèm theo những tư tưởng lệch lạc đã dần len lỏi vào một bộ phận không nhỏ giới trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường. Và cũng từ đó, thứ "vật dụng công nghệ cao" này đã góp phần không nhỏ trong việc làm hoen ố tuổi học trò như trang giấy trắng của các em.
Để ngăn chặn tình trạng này, bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành điều lệ cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nhưng trong những thời gian còn lại, các em vẫn thoải mái sử dụng phương tiện hiện đại này. 
Qua đây, có thể thấy rằng: mỗi thứ công cụ hiện đại đều mang cả hai mặt tốt - xấu, vừa có lợi, vừa có hại. Chúng ta không thể phủ nhận những cái tốt và cũng không thể phớt lờ cái xấu. Điều quan trọng là chúng ta cần hướng cho con em mình thái độ đúng đắn với các vấn đề xã hội trước mặt. Nói nghe chừng to tát, nhưng chính việc giáo dục con em cách nhìn nhận cuộc sống vừa phóng khoáng, vừa kỉ cương, vừa nhu mì, vừa cứng rắn mới là điều nên làm dù ở trong thời đại công nghệ số hay bất kì thời đại nào khác nữa. Đừng để đến lúc phải tự hỏi rằng "Ai là người có lỗi - bố mẹ hay các con?". 







Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1691 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm