Mẹ và bé - “Bảo hiểm” cho bé

CN - “Tôi thường xuyên vắng nhà. Mối lo của tôi là cậu con trai bốn tuổi, tôi sợ cháu không an toàn”. Đây là nỗi ưu tư thường trực và rất chính đáng của các phụ huynh phải đi làm. Mà dù không đi làm thì chúng ta cũng có lúc phải vắng nhà. Những khi ấy, chỉ một khoảnh khắc sơ sẩy thôi là thiên thần nhỏ có thể… bay về trời hoặc tàn tật, khiến cha mẹ suốt đời ân hận.

Từ 18 tháng đến sáu tuổi là độ tuổi “báo động đỏ” về số lượng tai nạn của con trẻ. Điện giật; té vì leo trèo cầu thang hoặc cửa sổ chung cư; ngạt trong xô nước nhà tắm; nuốt dị vật; bị thương vì những vật sắc nhọn hay kính vỡ; phỏng vì nước sôi, dầu ăn hoặc bếp gas, bàn ủi... là những tai nạn khá phổ biến. Ở tầm tuổi này, đặc biệt là từ hai – bốn tuổi, bé học tất cả mọi thứ từ những người thân bằng cách đơn thuần là bắt chước hành vi. Bé cứ hành động ào ào, giống như một cái máy bay… không người lái. Nguy cơ tai nạn vì thế “phủ sóng” quanh trẻ.

 

Quá nhiều chuyện đau lòng trong thực tế đã chứng minh: phụ huynh không thể giữ an toàn cho con bằng cách kè kè bên con 24/24 được. Dẫu cha mẹ ở nhà, tai nạn của bé vẫn có thể xảy ra như thường. Bé khôn lắm, sẵn sàng “dương đông kích tây” để “qua mặt” cha mẹ, để “đột phá vòng cấm địa” mà. Chỉ có một cách duy nhất hiệu quả để giữ an toàn cho bé là định hướng được tâm trí - ý thức của bé. Khi bé hiểu rõ việc gì nên - không nên, bé sẽ “tự quản” mà không cần cha mẹ canh chừng kế bên nữa.

* Khi con còn nhỏ - dưới sáu tuổi, cha mẹ hiếm khi hướng dẫn đúng cách cho con hiểu về những mối đe dọa trong môi trường sống xung quanh, có chăng cũng chỉ là hù dọa bé. Sợ con gặp sự cố thì cứ cấm cho nhanh. Nhưng “trái cấm là trái ngon”. Cứ nghĩ rằng “cấm cho yên chuyện” là con sẽ an toàn thì quả là hạ sách!

* Nhiều phụ huynh khác lại “bay bổng”: “giám sát con kỹ càng là yên tâm, còn thì hãy để cho bé sống hồn nhiên vô tư. Cho bé biết nhiều quá, sớm quá sẽ khiến bé trở thành cụ non”! Nghe sao thấy bé giống như búp bê bị giam lỏng. Nhưng bé đâu có chịu để cho người khác “giam” mình lại, bé sẽ tìm mọi cách bày mưu tính kế để “thoát”, nguy cơ tai nạn trở nên cao hơn.

* Không ít phụ huynh quan niệm, nên nói cho con biết, nhưng lại đợi… lớn mới nói vì “nó còn bé tí, đã hiểu gì đâu mà nói”! Họ quên rằng, bé còn nhỏ nên mới cần cha mẹ giúp mình bằng cách giải thích sự việc, chứ nếu bé hiểu rồi thì cần ai nói nữa làm chi? Còn sợ bé không hiểu nổi những lời mình nói ư? Cứ nói đúng với tầm nhận thức của bé là bé hiểu hết. Vướng mắc thường nằm ở kỹ năng truyền đạt của cha mẹ, chứ bé chẳng hề gặp rắc rối gì về khả năng cảm nhận - lĩnh hội vấn đề.

Hãy dạy con khái niệm “nguy hiểm” càng sớm càng tốt, bằng cách tạo ra những tình huống cực kỳ khó chịu cho bé trải nghiệm, rồi cắt nghĩa cho bé hiểu “đó là nguy hiểm”. Bé có thể học được những khái niệm cơ bản như vậy từ sáu tháng tuổi.

Sau khi bé đã có khái niệm về “nguy hiểm”, bạn hãy đưa ra luật và chính sách: công bố cho bé biết những gì bé không được phép làm. Nếu bé trái luật thì hình phạt là gì, ví dụ: mẹ sẽ không nói chuyện với con tối nay. Nếu bé nghe lời nghiêm chỉnh thì sẽ nhận được phần thưởng, ví dụ tối nay trước khi đi ngủ, mẹ sẽ kể cho con nghe hai chuyện, thay vì một chuyện như thường lệ.

Khi trở về nhà, nếu phát hiện thấy dấu hiệu “phạm pháp”, thì phải khuyến khích con nói ra. Sau đó: khen thưởng cho hành vi nói thật, đồng thời cùng con thỏa thuận hình phạt cho hành vi phạm pháp kia. Với cách này, bé sẽ luôn nói thật (vì nói thật luôn được trân trọng). Đồng thời bé sẽ có ý thức tự hạn chế tối thiểu những hành động không được phép (vì kiểu gì cũng sẽ bị phạt).

Hãy “bảo hiểm” cho con một cách có hiệu quả nhất bằng việc xây dựng ý thức để con tự tránh xa những nguy cơ tiềm ẩn, bớt đi những tai nạn đau lòng không đáng có.

Lê Thị Phương Nga

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1365 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm