Cải thiện thói quen lười suy nghĩ của trẻ

Ngày nay, không ít trẻ được chăm sóc quá “kĩ lưỡng”, đôi tay ngoài việc dùng để làm bài tập và chơi điện tử ra, những việc khác đều nhờ ông bà, bố mẹ làm giúp. Lười vận động ắt sẽ lười suy nghĩ. Trẻ ít động não, phụ huynh nên làm gì?  

1. Khơi dậy tính lanh lợi vốn có ở trẻ

Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh nên cùng trẻ tham gia một số hoạt động nhỏ mang tính chất động não, buộc trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ trò chơi với những con số, giải câu đố, thi kể chuyện…

 

 

Cách làm này không những kích thích sự động não, tư duy ở trẻ mà còn thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ  sẽ thấy hạnh phúc hơn, tích cực hơn nếu cùng bố  mẹ tham gia những trò chơi đơn giản nhưng bổ ích ấy.

 

2. Tập cho trẻ thói quen xem sách báo thiếu nhi

 

… hay truyện tranh tuổi thơ với những hình vẽ sinh động, hay cho trẻ xem những tiết mục văn nghệ, hoạt hình thiếu nhi mang tính giáo dục cao… Trẻ thích thú sẽ nhập cuộc rất nhanh chóng. Trẻ có thể hát, nhảy theo điệu nhạc hay tha hồ tưởng tượng sau khi xem truyện tranh.

 

Đây là cách giải trí bổ ích cho trẻ sau những giờ học tập căng thẳng ở trường. Hơn thế nữa, nó còn khơi dậy khả năng tư duy ở trẻ theo chiều hướng tích cực.

 

3. Mở rộng không gian sống cho trẻ

 

… bằng cách đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành như vườn thú, vườn bách thảo, khu vực sinh thái, về nông thôn v.v. Cho trẻ quan sát rồi phụ huynh đặt ra những câu hỏi liên quan để trẻ trả lời kèm giải thích mọi thắc mắc của trẻ. Trẻ sẽ chủ động suy nghĩ, tư duy, bằng chứng là trẻ luôn đặt ra những câu hỏi đáng yêu cho những thắc mắc của mình.

 

4. Khuyến khích, động viên

 

Qua quá trình học tập, tư duy vất vả trẻ mới giải được bài toán hay làm được những thí nghiệm đơn giản. Lúc ấy hãy động viên, khen trẻ để kích thích trẻ vui và hứng thú tiếp tục tư duy, sáng tạo.

 

Cha mẹ cũng nên động viên kịp thời khi thấy trẻ tiến bộ. Nếu quá khắt khe trong những lời nhận xét hay phê bình, cha mẹ đã phần nào hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của con.

 

5. Bồi dưỡng hứng thú suy nghĩ ở trẻ

 

Phụ huynh ảnh hưởng vô cùng lớn và trực tiếp tới mọi hành động, tư duy cua trẻ. Do đó, bố mẹ trước hết phải là tấm gương cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là suy nghĩ, tính cách, thái độ. Chính các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế tình cảm của bản thân, có cái nhìn khách quan để khen thưởng và phê bình trẻ đúng lúc. Đồng thời, thường xuyên đặt ra những câu hỏi kích thích trẻ học hỏi, suy nghĩ.

 

6. Kiên trì giúp trẻ duy trì thói quen động não

 

Bố mẹ không nên có yêu cầu quá cao, vượt khả năng suy nghĩ, lối tư duy trẻ thơ. Phải căn cứ vào hiện trạng vốn có của trẻ để bắt đầu hướng dẫn trẻ suy nghĩ, từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất, rồi dần tăng độ khó để trẻ phải nỗ lực giải quyết những khó khăn gặp phải.

 

Những câu hỏi có mức độ khó tăng dần phù hợp với tính cách cũng như khả năng vốn có ở trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và học được khả năng làm chủ mọi vấn đề.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2063 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm