Giúp trẻ phát triển IQ và ngôn ngữ

Các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi cần nắm được những bước phát triển ban đầu về hiểu biết và ngôn ngữ của con mình để có cách chăm sóc, giúp trẻ phát triển tốt, phù hợp với lứa tuổi trong hai vấn đề quan trọng này

Sự phát triển hiểu biết của trẻ nhỏ

Thời kỳ mới sinh: Trẻ có thể nhìn mặt người xung quanh trong khoảng 25 cm; nhìn theo mặt người di chuyển chậm rãi. Trẻ có thể ngừng cử động chân tay hoặc giật mình khi nghe tiếng động.

phát triển ngôn ngữ của trẻ

Đến 2 tháng tuổi: Trẻ có thể nhìn theo mặt người chuyển động xung quanh lâu hơn; biết bắt chước theo cử động của mắt, miệng của người xung quanh; lắng nghe tiếng người nói chuyện và có thể cử động thân hình theo tiếng nói đó.

Đến 4 tháng tuổi: Trẻ có thể nhìn theo người hoặc đồ vật ở xa; chú ý nhìn và nhận biết người thân; quan tâm lắng nghe tiếng nói chuyện và có biểu hiện "ọ ẹ" đáp lại lời nói của người chăm bẵm bé; phản xạ chính xác hướng về phía có tiếng động.

Đến 6 tháng tuổi: Trẻ chú ý quan sát đồ vật và quang cảnh xung quanh nhiều hơn; tìm cách với, nắm đồ vật hoặc đút vào mồm để "thử nghiệm".

Trẻ bắt đầu muốn tìm hiểu vật bị che khuất, biết phân biệt người lạ và người quen; bắt đầu nhận thức về không gian ba chiều, nhìn theo vật rơi từ trên tay xuống sàn.

Trẻ bắt đầu nhận biết được cử chỉ và giọng nói như ngừng làm động tác nào đó khi bị ngăn cấm. Trẻ có thể ăn được đồ ăn nhão được bón bằng thìa.

Đến 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể chơi đùa, bò theo nhặt đồ bị rơi hoặc khóc khi mẹ rời khỏi phòng; có thể tự cầm bánh trái, quả... để ăn.

Đến 12 tháng tuổi: Trẻ có thể vỗ tay, bắt chước cử chỉ vẫy tay, chào, cộng tác với người lớn khi mặc quần áo; thích tìm hiểu đồ vật xung quanh.

Để giúp trẻ nhỏ tăng cường phát triển sự hiểu biết trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần chú ý:

1. Quan sát các hành vi của trẻ sơ sinh, khả năng nhận biết qua nhìn, nghe, tiếp xúc và phản ứng của trẻ.

2. Đưa trẻ đi khám, theo dõi và chăm sóc sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế.

3. Quan tâm, chăm sóc trẻ nhỏ tận tình, bế bé đối mặt với mẹ trong cự ly 25 cm, cười đùa, nói chuyện âu yếm với bé và thường xuyên theo dõi sự tiến triển về hành vi, phản ứng của bé.

4. Tạo môi trường và các hoạt động chăm sóc bé đảm bảo an toàn và sạch đẹp; có người thường xuyên gần gũi bé, chăm sóc bé bằng tình yêu thương; tạo ra mối liên hệ tình cảm ruột thịt bằng chuyện trò, cử chỉ ôm ấp, chơi đùa, lời ru ngọt ngào...; làm những động tác để bé bắt chước và học hỏi; có nhiều đồ chơi hấp dẫn, màu sắc tươi tắn thu hút sự chú ý của bé, để bé nhìn, cầm nắm và tìm hiểu

Sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ nhỏ

Từ mới sinh đến 1 tháng tuổi: Trẻ khóc, ngừng khóc để nghe, "ọ ẹ" trong họng.

Đến 2 tháng tuổi: Lắng nghe tiếng nói chuyện rồi quay tìm nơi phát ra tiếng nói.

Đến 4 tháng tuổi: Phát ra tiếng "ọ ẹ, ê a" để trả lời, cười, cười thành tiếng khi vui thích, sung sướng.

Đến 6 tháng tuổi: Quay sang tìm tiếng người gọi, tặc lưỡi, phát ra nhiếu âm thanh cung bậc khác nhau.

Đến 9 tháng tuổi: Nghe hiểu tiếng nói và có thể hiểu được cử chỉ, nét mặt của người khác; bắt chước phát ra được một số nguyên âm nhưng không rõ nghĩa.

Đến 12 tháng tuổi: Có thể gọi được "bố, mẹ" hoặc nói được một số từ đơn; làm theo khẩu lệnh kèm với cử chỉ minh họa.

Để giúp trẻ nhỏ tăng cường phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Từ mới sinh đền 6 tháng tuổi: Cần chăm sóc con nhỏ thật chu đáo, gần gũi; thường xuyên nói chuyện "ầu ơ" với bé, nhất là trong lúc cho bé bú sữa, thay tã lót, tắm hàng ngày; cần nhớ trẻ nhỏ thường chú ý tới giọng nói thanh, âm độ cao hoặc thấp.

Nếu bố mẹ hoặc người nuôi bé nói bằng nhiều giọng khác nhau tùy theo tình huống có thể giúp bé học hỏi được ý nghĩa của cảm xúc trong việc truyền đạt thông tin của người nói.

Tuy nhiên, cách nói bằng ngôn ngữ của trẻ con để nói chuyện với bé cần giảm dần sau 6 tháng tuổi; tăng dần cách nói với trẻ đã lớn hoặc người lớn để bé có thể phát triển tốt về ngôn ngữ trong thời kỳ sau đó.

- Từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi:

1. Cần nói chuyện với bé bằng giọng đùa vui và lời nói phải có ý nghĩa, phần nhiều là từ chỉ bố, mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc bé.

2. Dùng lời nói dạy hoặc bảo bé làm những điều đơn giản kèm theo cử chỉ minh hoạ, giúp cho bé dễ hiểu hơn những điều mà người lớn muốn truyền đạt.

3. Bố mẹ không nhất thiết chỉ dạy hoặc bảo bé riêng từng từ một; cần nói với bé những cụm từ mở rộng hơn để dạy bé hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ, giúp bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn dù ngay lập tức bé không nói theo hết được. Chẳng hạn bố mẹ có thể dạy bé nói "bố đến", "hoa đẹp", "ăn cơm", đèn sáng"...

4. Khi bé "bi bô" học nói, có thể không rõ hoặc ngọng nghịu, tuy bố mẹ hoặc người chăm sóc bé có thể "phiên dịch" được; nhưng bố mẹ và người chăm sóc phải nhắc lại chính xác theo âm chuẩn những từ mà bé muốn diễn đạt để bé lấy đó làm khuôn mẫu, có thể phát âm chuẩn trong những lần sau.

5. Bố mẹ hoặc người chăm sóc cần nói với bé về những điều bé quan tâm chú ý, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho bé và theo dõi phản ứng của bé.

6. Việc sử dụng truyện tranh, tranh ảnh trong khi dạy nói cho bé cũng rất có tác dụng tăng thêm lượng từ và kỹ năng hiểu ngôn ngữ của bé; đồng thời tạo lập cho bé tính ham đọc sách sau này

Sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ nhỏ

Từ mới sinh đến 1 tháng tuổi: Trẻ khóc, ngừng khóc để nghe, "ọ ẹ" trong họng.

Đến 2 tháng tuổi: Lắng nghe tiếng nói chuyện rồi quay tìm nơi phát ra tiếng nói.

Đến 4 tháng tuổi: Phát ra tiếng "ọ ẹ, ê a" để trả lời, cười, cười thành tiếng khi vui thích, sung sướng.

Đến 6 tháng tuổi: Quay sang tìm tiếng người gọi, tặc lưỡi, phát ra nhiếu âm thanh cung bậc khác nhau.

Đến 9 tháng tuổi: Nghe hiểu tiếng nói và có thể hiểu được cử chỉ, nét mặt của người khác; bắt chước phát ra được một số nguyên âm nhưng không rõ nghĩa.

Đến 12 tháng tuổi: Có thể gọi được "bố, mẹ" hoặc nói được một số từ đơn; làm theo khẩu lệnh kèm với cử chỉ minh họa.

Để giúp trẻ nhỏ tăng cường phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần chú ý:

- Từ mới sinh đền 6 tháng tuổi: Cần chăm sóc con nhỏ thật chu đáo, gần gũi; thường xuyên nói chuyện "ầu ơ" với bé, nhất là trong lúc cho bé bú sữa, thay tã lót, tắm hàng ngày; cần nhớ trẻ nhỏ thường chú ý tới giọng nói thanh, âm độ cao hoặc thấp.

Nếu bố mẹ hoặc người nuôi bé nói bằng nhiều giọng khác nhau tùy theo tình huống có thể giúp bé học hỏi được ý nghĩa của cảm xúc trong việc truyền đạt thông tin của người nói.

Tuy nhiên, cách nói bằng ngôn ngữ của trẻ con để nói chuyện với bé cần giảm dần sau 6 tháng tuổi; tăng dần cách nói với trẻ đã lớn hoặc người lớn để bé có thể phát triển tốt về ngôn ngữ trong thời kỳ sau đó.

- Từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi:

1. Cần nói chuyện với bé bằng giọng đùa vui và lời nói phải có ý nghĩa, phần nhiều là từ chỉ bố, mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc bé.

2. Dùng lời nói dạy hoặc bảo bé làm những điều đơn giản kèm theo cử chỉ minh hoạ, giúp cho bé dễ hiểu hơn những điều mà người lớn muốn truyền đạt.

3. Bố mẹ không nhất thiết chỉ dạy hoặc bảo bé riêng từng từ một; cần nói với bé những cụm từ mở rộng hơn để dạy bé hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ, giúp bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn dù ngay lập tức bé không nói theo hết được. Chẳng hạn bố mẹ có thể dạy bé nói "bố đến", "hoa đẹp", "ăn cơm", đèn sáng"...

4. Khi bé "bi bô" học nói, có thể không rõ hoặc ngọng nghịu, tuy bố mẹ hoặc người chăm sóc bé có thể "phiên dịch" được; nhưng bố mẹ và người chăm sóc phải nhắc lại chính xác theo âm chuẩn những từ mà bé muốn diễn đạt để bé lấy đó làm khuôn mẫu, có thể phát âm chuẩn trong những lần sau.

5. Bố mẹ hoặc người chăm sóc cần nói với bé về những điều bé quan tâm chú ý, giải thích ngắn gọn, dễ hiểu cho bé và theo dõi phản ứng của bé.

6. Việc sử dụng truyện tranh, tranh ảnh trong khi dạy nói cho bé cũng rất có tác dụng tăng thêm lượng từ và kỹ năng hiểu ngôn ngữ của bé; đồng thời tạo lập cho bé tính ham đọc sách sau này

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2035 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm