Cho dù đang nghe điện thoại, bận làm việc trên máy tính hay nói chuyện với người khác, bạn cũng dễ bực mình khi bọn trẻ liên tục ngắt lời bạn. Điều ngạc nhiên ở đây là chúng làm vậy vì luôn muốn có phản ứng từ phía bạn khi chúng hành động.
Chúng học được rằng bạn sẵn sàng dừng việc đang làm để trả lời chúng. Hãy nhớ rằng trẻ con rất tập trung vào những nhu cầu của mình và không hề nhận thấy bạn cần gì. Chúng có thể học cách quan tâm hơn tới các nhu cầu của người khác cũng như bản thân - thứ sẽ giúp chúng kiểm soát những sự ngắt quãng liên tục.
Đưa ra những bài học và ví dụ
Cha mẹ cần hướng dẫn bọn trẻ biết cách quyết định nếu việc gì đó thực sự cần phải ngắt lời người lớn vì chúng khó xác định khi nào sự ngắt quãng là hợp lý. Bạn và trẻ có thể cùng thảo luận những ví dụ về các tình huống có thể chen ngang câu chuyện của người lớn như có ai đó đang gõ cửa hay một trong những người thân bị đau.
Hướng dẫn cách cư xử thích hợp
Dạy bọn trẻ biết cách chờ đợi để ngắt lời trong cuộc trò chuyện và nói “Con xin lỗi mẹ/bố…”. Khi bé nhớ được phải làm như vậy, hãy đáp lại một cách điềm đạm. Nếu sự ngắt quãng ấy là một trong những thứ nên để sau, bạn nên nhẹ nhàng nói với trẻ về điều đó.
Không trả lời câu hỏi
Nhiều bậc phụ huynh la mắng trẻ vì ngắt lời người lớn nhưng trong cùng phản ứng trả lời với yêu cầu ngắt quãng của trẻ bạn lại vô tình làm tăng thêm thói quen đó.
Xem xét thái độ
Cha mẹ đôi khi hay vội vàng để sửa chữa những cư xử chưa đúng của trẻ mà bản thân họ không nhận thấy rằng đó là hành vi khiếm nhã. Bạn nên vận dụng những thái độ, cách ứng xử tốt của bản thân để làm gương cho những kỹ năng giao tiếp hợp lý. Hãy dừng lại, nhìn vào trẻ và nói “Mẹ/Bố sẽ nói chuyện với con trong ít phút nữa”.
Dạy trẻ biết kìm nén
Nói với trẻ rằng nếu bé muốn gì khi bạn đang nói chuyện với người lớn, bé nên đứng dậy và nhẹ nhàng nắm cánh tay bạn. Sau đó, bạn sẽ siết chặt tay trẻ để ám chỉ rằng bạn biết con ở đó và sẽ cùng bé trong ít phút nữa. Trước hết, bạn hãy phản ứng nhanh để trẻ có thể hiệu quả của phương pháp ấy. Dần dần, bạn có thể chờ lâu hơn chút, chỉ nắm tay nhẹ sau vài phút để nhắc trẻ nhớ rằng bạn đã biết con đang cần bạn.
Tạo sự bận rộn cho trẻ
Bạn có thể cho bé một hộp đồ chơi hay trò tiêu khiển nào đó để bé chơi trong khi bạn đang bận điện thoại, làm việc hay nói chuyện với người khác. Thỉnh thoảng, bạn có thể bỏ thêm một vài món mới hay làm xáo trộn những cái cũ để bé bận rộn hơn. Hãy chắc chắn rằng bọn trẻ sẽ không làm phiền bạn vì chúng đã có mối quan tâm mới.
Lên trước kế hoạch
Trước khi gọi điện thoại hay có khách đến chơi, bạn nên cho trẻ biết bạn muốn gì ở chúng. Ví như “Mẹ chuẩn bị gọi điện thoại. Mẹ sẽ bận một lúc, thế nên con hãy chơi đồ chơi trong lúc mẹ nói chuyện nhé”.
Khen ngợi khi con cư xử đúng
Việc nắm bắt hành động đúng của con có thể là bài học tốt nhất trong tất cả. Bạn nên khen ngợi con vì đã cư xử đúng như nhớ nói “Con xin lỗi…” trước khi ngắt lời hay chỉ ngắt quãng vì lý do chính đáng.