Những thay đổi trong thời kỳ mang thai khiến các bà bầu luôn cảm thấy khó ngủ hoặc không thoải mái khi ngủ. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon, tư thế ngủ phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?
Mời bạn tham khảo một vài bí quyết sau đây:
1. Sử dụng gối lót: Nếu bạn cảm thấy khó thở (do tăng cân), khi nằm ngủ hãy sử dụng nhiều gối lót phía dưới bụng nhằm làm giảm sức ép của thai nhi lên cơ hoành. Việc này còn có tác dụng giúp phổi hoạt động nhịp nhàng hơn.
2. Không uống nước sau 6 giờ tối để hạn chế việc phải đi vệ sinh vào ban đêm. Bạn cũng không nên sử dụng đồ uống có chất caffeine và cần chú ý uống đủ nước vào ban ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực như hiện nay.
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon, tư thế ngủ phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?
3. Đừng cố chịu mọi cơn đau, nhức: Việc làm dịu các cơn đau sẽ tốt hơn cho bạn, xét cả về mặt cơ thể lẫn tinh thần, giúp bạn có thể ngủ ngon hơn thay vì phải nghiến răng chịu đựng cơn đau suốt cả đêm vì lo ngại việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để chọn loại thuốc giảm đau an toàn.
4. Uống một ly sữa ấm không béo: Lượng đường lactoza trong sữa sẽ điều chỉnh mức insulin. Điều này giúp não hấp thu các protein (như tryptophan) trong sữa tốt hơn, giúp bạn dễ ngủ hơn. Nếu bị dị ứng với lactoza, trong thời gian mang thai, bạn có thể thử uống sữa đậu nành.
5. Phòng ngủ cần tối, ít ánh sáng và thật yên tĩnh: Nên nhớ, đó chỉ để ngủ, không phải là nơi để bạn tận dụng thời gian làm việc hay lướt web.
6. Phòng ngủ thoáng mát: Không khí mát lạnh giúp bạn dễ ngủ hơn. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai luôn cao hơn bình thường. Do vậy, bạn có thể chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng ngủ thấp xuống hoặc giữ phòng ngủ luôn mát mẻ, thông thoáng.
7. Nằm nghiêng: Bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ, bạn không thể nằm sấp khi bụng đã bắt đầu to ra. Nằm ngửa cũng là tư thế không tốt vì sẽ khiến iều này làm cho sức nặng của tử cung đè lên các mạch máu đang có chức năng nuôi dưỡng nhau thai, sẽ khiến thai nhi thiếu máu vì không được cung cấp đủ lượng máu.
Nằm nghiêng một bên về phía trái chính là tư thế phù hợp nhất vì tư thế này cho phép máu lưu thông nhiều hơn ở tử cung. Nằm nghiêng cũng tốt hơn nằm ngửa bởi vì khi nằm nghiêng, bạn sẽ tạo sức ép lên tĩnh mạch chủ, đây là tĩnh mạch chính có chức năng chuyên chở máu từ các tĩnh mạch khác đến tâm nhĩ phải.
1. Sử dụng gối lót: Nếu bạn cảm thấy khó thở (do tăng cân), khi nằm ngủ hãy sử dụng nhiều gối lót phía dưới bụng nhằm làm giảm sức ép của thai nhi lên cơ hoành. Việc này còn có tác dụng giúp phổi hoạt động nhịp nhàng hơn.
2. Không uống nước sau 6 giờ tối để hạn chế việc phải đi vệ sinh vào ban đêm. Bạn cũng không nên sử dụng đồ uống có chất caffeine và cần chú ý uống đủ nước vào ban ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng nực như hiện nay.
Làm thế nào để có giấc ngủ ngon, tư thế ngủ phù hợp mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi?
3. Đừng cố chịu mọi cơn đau, nhức: Việc làm dịu các cơn đau sẽ tốt hơn cho bạn, xét cả về mặt cơ thể lẫn tinh thần, giúp bạn có thể ngủ ngon hơn thay vì phải nghiến răng chịu đựng cơn đau suốt cả đêm vì lo ngại việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để chọn loại thuốc giảm đau an toàn.
4. Uống một ly sữa ấm không béo: Lượng đường lactoza trong sữa sẽ điều chỉnh mức insulin. Điều này giúp não hấp thu các protein (như tryptophan) trong sữa tốt hơn, giúp bạn dễ ngủ hơn. Nếu bị dị ứng với lactoza, trong thời gian mang thai, bạn có thể thử uống sữa đậu nành.
5. Phòng ngủ cần tối, ít ánh sáng và thật yên tĩnh: Nên nhớ, đó chỉ để ngủ, không phải là nơi để bạn tận dụng thời gian làm việc hay lướt web.
6. Phòng ngủ thoáng mát: Không khí mát lạnh giúp bạn dễ ngủ hơn. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ mang thai luôn cao hơn bình thường. Do vậy, bạn có thể chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng ngủ thấp xuống hoặc giữ phòng ngủ luôn mát mẻ, thông thoáng.
7. Nằm nghiêng: Bước vào giai đoạn thứ hai của thai kỳ, bạn không thể nằm sấp khi bụng đã bắt đầu to ra. Nằm ngửa cũng là tư thế không tốt vì sẽ khiến iều này làm cho sức nặng của tử cung đè lên các mạch máu đang có chức năng nuôi dưỡng nhau thai, sẽ khiến thai nhi thiếu máu vì không được cung cấp đủ lượng máu.
Nằm nghiêng một bên về phía trái chính là tư thế phù hợp nhất vì tư thế này cho phép máu lưu thông nhiều hơn ở tử cung. Nằm nghiêng cũng tốt hơn nằm ngửa bởi vì khi nằm nghiêng, bạn sẽ tạo sức ép lên tĩnh mạch chủ, đây là tĩnh mạch chính có chức năng chuyên chở máu từ các tĩnh mạch khác đến tâm nhĩ phải.
Theo Xinhxinh