Lên kế hoạch có bé là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Thật không may là do đời sống vật chất hoặc tinh thần chưa thuận lợi khiến giờ đây bạn mới nghĩ tới kế hoạch mang thai. Nhưng bạn đã bước sang tuổi ‘băm’, cái tuổi mà người ta bảo không nên có thai ở độ tuổi này. Phải làm sao đây?
mang thai ở độ tuổi ngoài 30 gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn hoặc của thai nhi. Hơn nữa, các bà bầu ngoài 30 có xu hướng mang đa thai, khó chăm sóc, khó sinh.
1. Chất lượng của trứng
Trung bình mỗi phụ nữ bắt đầu sản xuất trứng ở độ tuổi dậy thì và kết thúc khi 45 tuổi. Đây chỉ là con số tượng trưng vì ở mỗi dân tộc, vùng miền địa lí là khác nhau. Trứng đạt chất lượng cao vào độ tuổi sinh sản là từ 20-30 tuổi. Vì vậy, ngoài 30 tuổi, chất lượng của trứng có giảm so với trước.
Giải quyết: Ngày nay khoa học phát triển, vì thế những bà mẹ chưa muốn có thai, còn tập trung phấn đấu cho sự nghiệp, cải thiện cuộc sống thì họ có thể gửi trứng trong ngân hàng trứng để sau này thực hiện biện pháp thụ thai trong ống nghiệm.
2. Triệu chứng Down
Ở tuổi 30, nếu bạn có thai, nguy cơ sinh ra một bé bị Down là 1/1000. Ở độ tuổi 35, nguy cơ sinh ra một bé bị Down là 1/400. Vì thế, bạn nên có con trong độ tuổi sinh sản từ 20-30 là tốt nhất.
Giải quyết: Xét nghiệm gene sẽ phát hiện ra được lỗi gene có thể làm cho thai nhi bị Down. Nếu thai nhi có xét nghiệm dương tính với căn bệnh này thì bạn cần bỏ thai nhi.
3. Thụ thai khó
Số lượng trứng ở nữ giới và số lượng tinh trùng ở nam giới có xu hướng giảm sau 30 tuổi. Điều đó có nghĩa rằng, càng già thì bạn càng khó đậu thai theo cách thông thường. Nếu ngoài 30 tuổi mà bạn đang cố gắng đậu thai nhưng mãi không được thì bạn có thể cần tới khám bác sĩ.
Giải quyết: Một số cặp đôi do quá cao tuổi tác đã nhờ tới biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chi phí hơi cao.
4. Sảy thai
Trung bình, đối với phụ nữ dưới 30 tuổi, nguy cơ sảy thai ở 20 tuần đầu là khoảng 12-15%. Đối với phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi, nguy cơ sảy thai là khoảng hơn 20%.
Giải quyết: Bạn cần chú ý giữ gìn khi bạn mang thai ngoài 30 tuổi. Làm mọi thứ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu dọa sảy như ra máu, đau thắt, bạn nên đến ngay bệnh viện.
5. Nguy cơ gãy nhau thai
Đây có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng ra máu ở cuối quý III. Trung bình, nguy cơ này là 1/200. Sự xuất huyết có thể đe dọa tính mạng của bạn.
Giải quyết: Tới bác sĩ ngay lập tức. Điều quan trọng nhất là phải cầm máu. Sinh mổ lúc này là cần thiết.
1. Chất lượng của trứng
Trung bình mỗi phụ nữ bắt đầu sản xuất trứng ở độ tuổi dậy thì và kết thúc khi 45 tuổi. Đây chỉ là con số tượng trưng vì ở mỗi dân tộc, vùng miền địa lí là khác nhau. Trứng đạt chất lượng cao vào độ tuổi sinh sản là từ 20-30 tuổi. Vì vậy, ngoài 30 tuổi, chất lượng của trứng có giảm so với trước.
Giải quyết: Ngày nay khoa học phát triển, vì thế những bà mẹ chưa muốn có thai, còn tập trung phấn đấu cho sự nghiệp, cải thiện cuộc sống thì họ có thể gửi trứng trong ngân hàng trứng để sau này thực hiện biện pháp thụ thai trong ống nghiệm.
2. Triệu chứng Down
Ở tuổi 30, nếu bạn có thai, nguy cơ sinh ra một bé bị Down là 1/1000. Ở độ tuổi 35, nguy cơ sinh ra một bé bị Down là 1/400. Vì thế, bạn nên có con trong độ tuổi sinh sản từ 20-30 là tốt nhất.
Giải quyết: Xét nghiệm gene sẽ phát hiện ra được lỗi gene có thể làm cho thai nhi bị Down. Nếu thai nhi có xét nghiệm dương tính với căn bệnh này thì bạn cần bỏ thai nhi.
3. Thụ thai khó
Số lượng trứng ở nữ giới và số lượng tinh trùng ở nam giới có xu hướng giảm sau 30 tuổi. Điều đó có nghĩa rằng, càng già thì bạn càng khó đậu thai theo cách thông thường. Nếu ngoài 30 tuổi mà bạn đang cố gắng đậu thai nhưng mãi không được thì bạn có thể cần tới khám bác sĩ.
Giải quyết: Một số cặp đôi do quá cao tuổi tác đã nhờ tới biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chi phí hơi cao.
4. Sảy thai
Trung bình, đối với phụ nữ dưới 30 tuổi, nguy cơ sảy thai ở 20 tuần đầu là khoảng 12-15%. Đối với phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi, nguy cơ sảy thai là khoảng hơn 20%.
Giải quyết: Bạn cần chú ý giữ gìn khi bạn mang thai ngoài 30 tuổi. Làm mọi thứ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu dọa sảy như ra máu, đau thắt, bạn nên đến ngay bệnh viện.
5. Nguy cơ gãy nhau thai
Đây có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng ra máu ở cuối quý III. Trung bình, nguy cơ này là 1/200. Sự xuất huyết có thể đe dọa tính mạng của bạn.
Giải quyết: Tới bác sĩ ngay lập tức. Điều quan trọng nhất là phải cầm máu. Sinh mổ lúc này là cần thiết.
Theo Xinhxinh