Hóa ra cô giáo vẫn phê vào sổ liên lạc như mọi khi. Nhưng bé Hưng toàn nói chuyện riêng, viết vẫn xấu và tẩy xóa nên không dám đưa sổ liên lạc cho mẹ xem. Cô giáo bắt xin chữ ký, không còn cách nào khác, Hưng toàn nhờ chị gái tô lại chữ ký của mẹ vào sổ liên lạc.
Việc học hành của Hưng ngày một tệ hơn. Chỉ đến khi cô giáo chủ nhiệm gọi điện mẹ Hưng, lúc bấy giờ, hai bên mới ngã ngửa. Thấy mẹ đi làm về, vẻ mặt bực bội, tập trung cả nhà họp gia đình, Hưng biết ngay là có chuyện rồi. Thay vì khóc lóc, nhận lỗi với mẹ, Hưng lại tỏ vẻ tỉnh quay, quay mặt đi chỗ khác, không trả lời những câu hỏi của bố mẹ.
Phương thuốc nào cho cả bố và con
Rất nhiều mẹ cũng than phiền vì gặp tình cảnh giống chị Hương. Bố rất hay dạy con nói dối để bao che cho những việc làm của bố. Có mẹ đã vài lần phát hiện, định mắng con nhưng bố gạt đi, bênh con.
Trước hết, mẹ hãy nói chuyện với bố để bố hiểu tác hại việc làm của bố. Bố mẹ hãy có những thỏa thuận thống nhất trong việc dạy con. Con sẽ không hề nghe lời, “tâm phục khẩu phục” nếu mẹ thì mắng xa xả, còn bố lại bênh chằm chặp, bao che cho chuyện nói dối.
Tại sao mẹ không thật bình tĩnh, lắng nghe con nói khi con bắt buộc “bị” nói ra sự thật? Tạo điều kiện cho con sửa chữa sai lầm, giải quyết vấn đề thay vì tập trung vào đánh mắng con. Con có trung thực hay không lại phụ thuộc vào mẹ, vào thái độ của mẹ mỗi lần nghe bé nói thật. Hãy làm một người mẹ, người bạn để bé có thể yên tâm, tin tưởng chia sẻ với bố mẹ những sai lầm, thất bại, thậm chí là những vấp váp của con khi lớn lên.
Với những bé nhỏ tuổi hơn, mẹ nên lưu ý rằng con chưa hoàn toàn hiểu rõ khái niệm nói dối – nói thật. Ví dụ bé nói với mẹ rằng con mèo làm cốc sữa ra giường (trong khi chính bé làm đổ), mẹ cũng đừng vội trách phạt bé. Vì trong tâm lý của trẻ lúc đó cũng nghĩ rằng/hoặc tưởng tượng con mèo vừa làm đổ sữa.
Theo afamily.vn
------------------------------