AVS - Hỏi - đáp về tiêm chủng

Một phụ huynh hỏi: 'Con em được 8 tháng 10 ngày, cháu đã tiêm phòng đủ theo lịch của viện. Có tiêm phòng thêm cúm lúc 8 tháng, viêm màng não mủ lúc 6 tháng, uống vacxin tiêu chảy Rota. Bác sĩ cho em hỏi các tháng tiếp theo cháu phải tiêm phòng gì nữa không? Em cảm ơn bác sĩ'.
ThS.BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn (BV Nhi đồng 1) trả lời như sau:

Cháu cần tiêm sởi lúc 9 tháng tuổi, vacxin này chị sẽ tiêm phòng tại trạm y tế phường. Khi cháu được 12 tháng tuổi, cháu cần tiêm phòng viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, quai bị.

- Con trai tôi 33 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm phòng lao(BGG). Xin hỏi tôi còn có thể cho con tôi tiêm phòng mũi lao không và tiêm ở đâu? Đến Nhi đồng 1 tiêm được không?

- Cháu cần thử phản ứng lao tố (IDR) xem trong cơ thể cháu có kháng thể chống lại bệnh lao chưa. Nếu đã có kháng thể thì không cần tiêm phòng lao nữa. Tuy nhiên, theo qui định của chương trình tiềm chủng mở rộng quốc gia hiện nay thì các cháu trên 12 tháng không cần tiêm phòng lao vì hầu hết các cháu đã có sức đề kháng do đã bị nhiễm lao nhưng không biểu hiện bệnh.




- Bé nhà em được 2,5 tháng. Em muốn đưa bé đi tiêm phòng mũi 6 trong 1 ở BV Nhi Đồng 1 có được không ạ? Bé đã tiêm phòng lao + viêm gan mũi 1 rồi. Lúc 2 tháng bé chưa đủ 5kg nên chỗ y tế phường chưa cho tiêm. Nếu được thì em có thể đưa bé đến vào lúc nào và chi phí cụ thể là bao nhiêu? Em xin cám ơn

- Cháu được 2,5 tháng có thể tiêm phòng vacxin 6 trong 1 (Infanrix-hexa). Bệnh viện tiêm phòng từ thứ hai đến sang thứ bảy, chiều thứ bảy và chủ nhật nghỉ. Giá mỗi mũi vacxin 6 trong 1 là 536 nghìn đồng chưa kể tiền khám.

- Tiêm sởi - quai bị - rubella lúc nào là tốt nhất?

- Thời điểm tiêm sởi - quai bị - rubella tốt nhất là lúc cháu 15 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm này đáp ứng miễn dịch của bé đối với vacxin này là cao nhất.

- Hiện nay, bé nhà tôi đã được 14 tháng tuổi. Tôi đã cho cho bé tiêm chủng các mũi tiêm chủng quốc gia (chỉ còn quai bị là chưa tiêm, vì cơ sở y tế phưởng chỗ tôi cho bé đi tiêm phòng nói, bé phải từ 15 tháng tuối trở lên mới tiêm được). Như vậy có đúng không ? Ngoài ra, tôi đã cho bé tiêm phòng thêm mũi cúm vào tháng 2 và nhắc lại vào tháng 3 vừa rồi. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp sẽ tiêm phòng tiếp cho bé mũi gì và vào lúc nào?




- Vacxin sởi - quai bị - rubella có thể tiêm phòng cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy thời điểm để cơ thể bé có đáp ứng miễn dịch với vacxin sởi tốt nhất là 15 tháng tuổi. Cháu 14 tháng tuổi có thể tiêm phòng các vacxin sau: Trái rạ, viêm não Nhật bản, viêm màng não mủ, viêm gan siêu vi A. Hai vacxin sởi - quai bị - rubella và trái rạ phải tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.

- Xin cho em hỏi, bé nhà em tiêm phòng viêm não nhật bản 2 mũi đầu lúc 15 tháng tuổi nhưng chưa tiêm mũi thứ 3 (đúng hẹn 1 năm sau) vì khi tới đợt tiêm bé lại bệnh. Nay bé được 30 tháng tuổi, vậy bé tiêm phòng mũi thứ 3 có hiệu quả không hay phải tiêm lại từ đầu? Bé nhà em hay bị viêm phế quản, viêm phổi và mới đây chuyển sang viêm tai giữa. Vậy bé có tiêm phòng được vacxin Hib và vacxin ngừa khuẩn cầu phổi không ạ?Thời gian bé miễn dịch bệnh nếu tiêm phòng là được bao lâu ạ? Hết thời gian lại phải tiêm lại ạ?Hiện tại mình đã có vacxin ngừa khuẩn cẩu phổi chưa ạ?




- Cháu nên tiêm tiếp mũi viêm não Nhật Bản thứ ba mà không cần tiêm lại từ đầu vì vẫn còn hiệu quả miễn dịch. Hiện nay, vacxin viêm não Nhật Bản đang tạm hết, khi nào có vacxin trở lại, chị đem cháu đến tiêm càng sớm càng tốt.

Cháu 30 tháng tuổi có thể tiêm phòng Viêm màng não mủ Hib. vacxin này chỉ tiêm một lần cho bé từ 12 tháng đến 5 tuổi. Hiệu quả bảo vệ đến 5 tuổi. Sau 5 tuổi không cần tiêm nữa vì hầu hết các cháu ở lứa tuổi này đều có kháng thể. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có vacxin phế cầu khuẩn loại tái tổ hợp mà chỉ có loại polysaccharide. Ở bé em, vacxin phế cầu khuẩn loại tái tổ hợp thì thích hợp và hiệu quả hơn.

- Cháu nhà em nay được 37 tháng tuổi nặng 13kg, hầu như tháng nào cháu cũng bị viêm họng, sổ mũi, sốt, ho, khám bác sĩ ghi bênh viêm họng mãn tính, amidan cấp (đã tránh không cho cháu ăn uống nóng, lạnh, giữ ấm cho cháu). Em có biết có thuốc tiêm phòng cúm cho bé trên 3 tuổi, vậy xin hỏi bác sĩ trường hợp cháu nhà em nếu tiêm phòng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trở lại không? Có cần tiêm phòng thêm bệnh gì nữa không? Xin cảm ơn bác sĩ.

- Có nhiều nguyên nhân gây sốt, ho, sổ mũi ở bé. Cúm chỉ là một trong những nguyên nhân trên. Virus cúm thay đổi theo mùa nên tiêm chủng vacxin cúm chỉ phòng bệnh cúm trong một thời gian (thường là 6 tháng), sau đó cần tiêm nhắc lại. Vì vậy, tiêm vacxin cúm chỉ phòng bệnh cúm trong một thời gian (khoảng 6 tháng) mà thôi không phòng được các nguyên nhân gây bệnh khác.

Cháu 37 tháng có thể tiêm viêm màng não mủ do Hib, não mô cầu, viêm não Nhật Bản, trái rạ, quai bị, thương hàn, viêm gan siêu vi A. Mỗi lần chỉ tiêm một mũi. Chị nên thu xếp đưa cháu đến bệnh viện tiêm cho cháu.

- Con tôi nay đã 14 tháng tuổi, lúc mới sinh cho đến nay đã tiêm phòng viêm gan siêu vi b 3 lần ở bệnh viện Từ Dũ. Nay tôi muốn tiêm phòng nhắc lại  mũi vacxin viêm gan B thì tiêm phòng tại bệnh viện nhi đồng có được không vì tôi đang thắc mắc hai bệnh viện dùng hai loại vacxin khac nhau thì có tiêm được không. Mong bác sĩ giải đáp giúp. Thành thật xin cám ơn!

- Theo lịch tiêm chủng mở rộng hiện nay, vacxin viêm gan siêu vi B chỉ cần tiêm 3 lần là đủ không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, việc tiêm thêm mũi nhắc lại sẽ giúp cháu củng cố thêm đáp ứng miễn dịch và không có hại gì. Thông thường những vacxin mà Bộ Y tế cho phép sử dụng ở nước ta đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả. Do vậy, dù lần này tiêm vacxin của hãng A, lần sau tiêm vacxin của hãng B (nhưng cùng là vacxin viêm gan B) vẫn cho thấy có hiệu quả đáp ứng miễn dịch tốt.

- Mũi sởi - quai bị - rubella (vacxin priorix) và mũi Pentaxim cần có khoảng cách tối thiểu la bao lâu? Mũi Pentaxim nhắc lại sau 1 năm có thể tiêm muộn hơn lịch tối đa là bao lâu? Em cám ơn nhiều!

- Về nguyên tắc vacxin sởi - quai bị - rubella có thể tiêm cùng lúc với vacxin pentaxim. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hai loại vacxin này nên tiêm ở hai ngày khác nhau. vacxin pentaxim mũi nhắc nếu không tiêm đúng lịch được thì nên thu xếp tiêm càng sớm càng tốt. Bạn hình dung việc tiêm chủng cho bé giống như bạn gửi tiền trong ngân hàng, gửi càng sớm hiệu quả càng cao, tiêm càng đúng lịch đáp ứng miễn dịch càng tốt.

Các vấn đề khác

- Tôi có một cháu gái. Sau khi sinh vài ngày tuổi, cháu khóc không có nước mắt, các BS BV Từ Dũ khám và bảo cháu bị nghẽn tuyến lệ, có cho thuốc nhỏ mắt. Về nhà cháu vẫn không khỏi, mắt đổ ghèn, có đi khám BS khoa nhi định kì khi cháu tròn tháng tuổi, BS cho nhỏ thuốc kháng sinh đến hêt một tuần nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi: Nghẽn tuyến lệ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bé? Tôi có cần đưa cháu đi BV không? BV nào để điều trị tốt nhất?

- Nghẽn tuyến lệ hay còn gọi là tắc lệ đạo là một bệnh hay gặp ở bé sơ sinh. Bệnh này điều trị bằng cách thông lệ đạo, tuy nhiên chỉ thực hiện khi bé từ 3 tháng tuổi trở lên mà chưa khỏi. Khi mắt cháu đổ ghèn là dấu hiệu bị viêm kết mạc, cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt nhi khám và điều trị. Nghẽn lệ đạo không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

- Con gái em 1 tháng tuổi nặng 4kg, cứ khoảng 7h sáng là bé thức tới khoảng 4h chiều bé không ngủ, tối bé ngủ ngon và bú nhiều. Lúc bé thức bế bé trên tay ru ngủ thì bé chỉ nhắm mắt lim dim đặt bé xuống giường là bé khóc rất nhiều, ban ngày bé không chịu bú mẹ, chủ yếu là bé bú bình. Có lúc bế bé, bé không khóc nhưng có lúc bế thì bé khóc rât nhiều. Xin bác sĩ cho biết bé bị gì và cách điều trị.

- Bé 1 tháng tuổi trung bình ban ngày ngủ 7 tiếng, ban đêm ngủ 8,5 tiếng. Ban ngày cháu không ngủ tốt, gia đình nên xem lại các điều kiện ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé như nhiệt độ phòng, tiếng ồn, thói quen nằm võng, nôi hay ngủ trên tay mẹ …. Nếu cháu khóc nhiều, kéo dài không cách nào làm dịu được cơn khóc cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa khám.

Theo Xinhxinh


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2509 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm