AVS -Bé tẹo đã biết bắt nạt người lớn

Sún ở nhà với ông bà nội cả ngày, suốt ngày đòi bà bế trên tay, không chịu tự ngồi chơi một lúc. Không đòi được gì như ý muốn, Sún lại khóc váng lên.

“Nhanh nhạy” biết ai là người có thể bắt nạt

Bà nội Sún một tay bế cháu, một tay nấu cơm. Đến chiều bố mẹ đi làm về, bà trả Sún về “nơi sản xuất”, Sún tự ngồi chơi một mình rất ngoan, chẳng đòi bế tí nào. Nghịch điện thoại của mẹ, bố chỉ nói nhỏ với Sún: “Đưa bố cất đi không hỏng nào”, là Sún đưa ngay. Nhưng bà nội cứ thử nói nhỏ với Sún xem, Sún sẽ nắm chặt khư khư và ném đi.

Bác Lan hàng xóm hay bảo: “Sún này đáo để thật. Nó bắt nạt ông bà nội đấy mà”. Cũng có nhiều bạn như Sún lắm. Các bé đều hiểu cái quyền làm vương làm tướng trong gia đình, thích làm gì thì làm nên ra sức đòi hỏi, nhõng nhẽo. Nếu bố mẹ và người lớn trong gia đình không cứng rắn, cương quyết thì sẽ bị thua cuộc hoặc đuối lý trước yêu sách của trẻ.

Trẻ con rất nhanh nhạy trong việc phát hiện ra ai là người có thể bắt nạt trong gia đình. Nếu được chiều chuộng từ nhỏ, bé sẽ không ngừng đưa ra những đòi hỏi oái oăm, buộc người lớn phải thực hiện ngay lập tức. Nếu không, chúng sẽ khóc toáng lên, hét to, tỏ thái độ giận dỗi, ném đồ vật.... cho đến khi yêu cầu được thực hiện mới thôi.

Thông thường người lớn vẫn thường “xót con, xót cháu” và tặc lưỡi cho qua chuyện mè nhèo của bé. Bố mẹ có khi hàng trăm lần tự bảo mình lần sau không được nhân nhượng, nhưng cuối cùng cũng đành nhượng bộ.
Các bà thường yêu chiều cháu nên dễ bị "bắt nạt" (Ảnh minh họa: blog Đông Giang)

Không được thua cuộc!

Hãy tỏ ra kiên quyết và cứng rắn trước những kiểu hờn dỗi của trẻ.

Ví dụ mẹ yêu cầu bé dọn đồ chơi, nhưng bé lại nhăn nhó và phản ứng lại bằng cách ném đồ chơi hoặc đá đồ chơi. Lúc này mẹ đừng giận dữ, nóng nảy. Hãy nhắc lại rõ ràng một lần nữa yêu cầu của mẹ. Mẹ cũng có thể làm mẫu cho bé, cất món đồ chơi vào đúng vị trí. Nếu bé vẫn tiếp tục chống đối, mẹ hãy cất hết những đồ chơi đó và nói rằng: “Nếu con không cất gọn đồ chơi, con sẽ không được tiếp tục chơi nữa”.

Mẹ nên nhớ là thực hiện nghiêm túc những điều mình đã nói và không trả lại đồ chơi cho bé. Bé sẽ nhận ra hệ quả của việc mình làm và chắc chắn lần sau sẽ có thái độ tích cực hơn.

Bố mẹ không được thua cuộc trẻ con và không nên nhượng bộ nhiều lần. Chỉ cần nhượng bộ  một lần là lần sau bé sẽ càng lấn tới. Người lớn sẽ không đủ sức để đáp ứng hết mọi yêu cầu của bé.

Khi bé đang giận dỗi hoặc không hài lòng vì không được đáp ứng yêu cầu, mẹ cũng có thể xoa dịu tình hình bằng cách đánh lạc hướng và tập trung sự chú ý của bé vào việc khác. Ví dụ bé đòi xem phim hoạt hình, mẹ có thể đưa cho bé một quyển truyện hoặc món đồ chơi yêu thích.

Nếu bé vâng lời, ngoan ngoãn, mẹ cũng đừng quên khen ngợi, động viên bé nhé. Nhưng suy cho cùng, tất cả mọi sự nhõng nhẽo, mè nheo của bé đều bắt đầu từ thói quen. Từ nhỏ, mẹ nên rèn cho bé những thói quen tốt, tự lập, ngoan ngoãn thì chẳng bao giờ lo bị bé bắt nạt.

Thu Hằng
(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1510 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm