Thay vì để bé nằm một mình nhìn đồ vật màu sắc xung quanh, mẹ hãy cho bé nằm gần cạnh mẹ và nói chuyện với bé. Ở Việt Nam thường gọi là bé đang hóng chuyện. Bé đã có thể phát ra được những tiếng ô, a, dõi theo mẹ và người lớn nói chuyện. Lúc nào hứng khởi, bé còn khoa chân múa tay nữa cơ.
Thị giác
Mẹ nên cho bé ra ngoài tắm nắng, khám phá thế giới xung quanh: bế bé ra ngoài nhà hoặc cho bé nằm ở xe đẩy đi dạo. Bằng mọi cách làm thế nào để bé ghi nhớ ấn tượng về thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt. Khi hướng con nhìn vào thế giới xung quanh, mẹ phải miêu tả bằng lời cho con nghe: đó là đồ vật gì, màu gì, đọc tên đồ vật, lặp đi lặp lại.
Một người mẹ ở Nhật cho biết: “Hàng ngày, mẹ dẫn bé tới gần bảng chữ cái, chỉ vào từng chữ, đọc tên chữ cái, lặp đi lặp lại nhiều lần. Chỉ bằng cách này, có em bé người Mỹ 6 tháng tuổi đã nhớ hết mặt chữ cái tiếng Anh”.
Thính giác
Có thể cho bé nhiều loại tiếng động khác nhau và mẹ nói chuyện nhiều với con.
Mẹ chú ý khi nói chuyện với bé:
Phải dùng giọng nói từ tốn, diễn cảm, vui vẻ. Cái giọng trầm trầm thấp thấp hoặc cáu gắt là không được.
Dùng cả điệu bộ chân tay để hỏi bé, như “Con đói bụng chưa?” “Con muốn đi tè à?” “Con tè dầm ra bỉm rồi à?”... Khi hỏi, với giọng nói diễn cảm, tự nhiên, đó sẽ là giọng nói lôi cuốn bé. Bé sẽ nhớ một điều, là hỏi thì phải trả lời. Những câu trả lời đầu tiên của em bé, đó chính là những âm tiếng em bé phát ra từ cổ họng, nghe như “gừ, gừ’ “chà, chà’...
Gọi, nói chuyện vào tai phải của bé. Em bé sơ sinh đến 3 tháng tuổi có tai phải nhạy cảm hơn. Vì vậy khoảng 4 tháng tuổi vẫn có thể gọi em bé từ bên tai phải cũng được.
Khi nói chuyện với em bé, phải nhìn chăm chú vào mắt em bé. Ví dụ mẹ luôn bắt đầu câu chuyện bằng cách nói “Cún ơi, mẹ đây. Mẹ yêu con lắm. Cún của mẹ ngoan lắm”. Điều đó sẽ làm kí ức của bé phát triển dần lên.
Khi nghe bé nói, phải luôn nhìn vào mắt bé, chờ đợi câu trả lời của bé. Bé nói gì liền bắt chước bé ngay. Đưa đồ chơi ra trước mặt bé làm “mồi” nói chuyện. “Con ơi, con búp bê này! Con thấy không? Mẹ đang cầm con búp bê đấy”.
Xúc giác
Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy tissue... chẳng hạn. Hãy để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ.
Bình thường khi trẻ được 5,6 tháng thì biết đưa tay ra với đồ vật. Song nếu luyện tập cho bé tập cầm, nắm, với từ sớm, đến khoảng 3 tháng tuổi là bé đã sử dụng tay rất tốt để làm từng thao tác cầm, nắm, với thành thạo. Những bé đó có ý thức học tập rất mạnh mẽ, chóng trưởng thành.
Cho bé sờ tay vào chậu nước ấm ấm, lại sờ vào chậu nước lạnh, luân phiên nhau. Cũng dạy bé xòe bàn tay, nắm bàn tay ở trong nước xem sao.
Vận động
Cho bé nằm sấp lên bụng mẹ/bố, để bé ngóc đầu dậy được càng lâu càng tốt.
Theo afamily.vn