AVS - “Con ghét phải làm chị!”

Nhận lương, anh Minh quyết định mua cái áo mới cho cu Tĩn. Xoay qua cô con gái bảy tuổi anh nói: “Con lớn rồi lần này ba mua cho em cái áo, lần sau sẽ mua cho con nhé!”.

Con bé vùng vằng la lớn: “Ba phải mua cho con, sao cái gì cũng cu Tĩn. Lúc nào cũng bắt con nhường. Con ghét phải làm chị!”

 

Anh Minh sững sờ nhìn con gái đang vừa khóc vừa chạy vào phòng. Anh rất bối rối và thất vọng vì tính ích kỷ của con.

Những lần trước vợ chồng anh đều giải thích cho con là “em đang còn nhỏ, con hãy nhường cho em. Làm chị phải biết nhường nhịn và chia sẻ với em”. Vậy mà…

Anh không hiểu sao trẻ con bây giờ chỉ biết mình mà không nghĩ đến người khác. Phải làm sao để con hiểu và biết cách chia sẻ với mọi người.

Nói về điều này, chị Minh Huệ, Chuyên gia tư vấn tâm lý - giáo dục - gia đình và thanh thiếu niên tại TPHCM cho rằng:

Chia sẻ không xảy ra một cách tự nhiên. Khi còn nhỏ, trẻ nghe hai chữ “chia” - “sẻ” thì có cảm giác bị hao hụt, mất mát, thậm chí thiệt thòi. Chính vì vậy, trẻ không tự giác làm việc này.

Muốn con biết chia sẻ, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn dần, không nên ép buộc trẻ thực hiện ngay khi chúng chưa hình thành được thói quen.

Chúng ta hãy bắt đầu tập cho trẻ những chia sẻ từ điều nhỏ nhất. Ví dụ khi đưa cho trẻ một chiếc bánh, đừng đưa nguyên chiếc, đặc biệt đừng nựng bé là: “Chiếc bánh ngon nhất này chỉ dành riêng cho con”.

Bạn hãy bẻ đôi chiếc bánh, đưa cho bé một nửa, một nửa bảo bé mời mình. Rồi sau đó, nếu bé vẫn thòm thèm thì bạn sẽ mời bé phần bánh còn lại đang giữ. Bé thấy được người khác chia sẻ sẽ không tham lam ích kỷ và giữ rịt tất cả cho bản thân nữa.

Chúng ta hãy cho bé hiểu cảm giác chia sẻ, niềm vui khi chia sẻ với người khác. Đặc biệt, không nên quát nạt yêu cầu bé chia bánh kẹo hay đồ chơi cho ai đó. Hãy gợi ý rằng người khác đang rất cần sự giúp đỡ của bé: “Ôi, mẹ đói bụng quá, ước gì mẹ có cái bánh quy của con nhỉ!”.

Chính lúc này bé sẽ thấy tầm quan trọng của chiếc bánh đối với mẹ và sẵn sàng nhường phần của mình mà không cảm thấy mất mát.

Trẻ bắt đầu nhận thức được những gì do bản thân sở hữu - “của con” - sẽ rất khó chịu khi bị yêu cầu chia sẻ. Trẻ lo sợ vật sở hữu sẽ bị lấy đi trước khi có cơ hội sử dụng.

Hãy cho trẻ cảm giác “đã nếm mùi đủ” thì trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ. Đừng gây cho trẻ cảm giác thòm thèm, hồi hộp hay háo hức khi có đồ chơi mới rồi lại yêu cầu trẻ cho bạn mượn. Hãy cho bé được “hưởng quyền sở hữu”, rồi bắt đầu thuyết phục bé chia sẻ với người khác.

Điều quan trọng đó là bố mẹ phải làm gương cho con. Một người bố, người mẹ ích kỷ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác thì khó lòng mà dạy con thơm thảo.

Đừng phủ nhận con, hãy để cho trẻ nói những suy nghĩ của mình. Lắng nghe, ghi nhận và phân tích một cách tích cực. Góp ý với con khi thấy trẻ đã sẵn sàng nghe.

Trong gia đình mọi người quan tâm, hỗ trợ nhau, trẻ sẽ thấy việc chia sẻ là đương nhiên và không có gì đáng thiệt thòi.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1326 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm