Mẹ và bé - Cùng con chọn nghề

- Chọn nghề là bước khởi đầu trên con đường sự nghiệp của mỗi người. Hiện nay, thông tin quá nhiều, ngành nghề đa dạng, trẻ sống thiếu thực tế và kỳ vọng của bố mẹ vào những đứa con quá lớn chính là trở ngại cho việc chọn ngành học cho con. Đã có nhiều trường hợp chọn sai nghề và suốt đời phải “làm nghề tay trái”.

Ngày còn nhỏ, con gái tôi thích làm nhà thiết kế thời trang. Đơn giản vì nó thích vẽ và thích mặc quần áo đẹp. Tôi vun đắp ước mơ cho con. Hai mẹ con thường cùng nhau xem các chương trình biểu diễn thời trang, cùng nhau bàn luận về mẫu mã và xu hướng thời trang trong năm. Nó say sưa vẽ các kiểu váy, áo, đầm cho búp bê. Nhưng đến lúc tôi mua cho con một bộ kim chỉ đủ màu thì nó bắt đầu thấy nản. Con không phải là người cẩn thận, tỉ mỉ làm các chi tiết được. Từ đó, nó không còn muốn làm nhà thiết kế nữa.

Khi vào trung học phổ thông, cháu muốn học về quản lý nhà hàng khách sạn. Con gái tôi tự nhận mình là người thích đi đây đi đó và thích ăn ngon. Tôi không phủ nhận ước mơ của con. Một lần, cả nhà đi du lịch, ở trong một khách sạn sang trọng, tôi hỏi con: “Con muốn mình là ai trong số những người nhân viên khách sạn?”. Nhìn hết quản lý sang đến lễ tân, ai cũng tất bật với công việc của mình, con gái tôi ngỡ ngàng, thì ra ngành đó không hề dễ chút nào. Khi mọi người hưởng thụ thì mình là người phục vụ, nếu mình là người thích đi chơi thì không thể hoàn thành công việc của mình. Kể cả hướng dẫn viên du lịch, khi đi đây đi đó là đi làm chứ đâu phải đi chơi. Con gái tôi chần chừ với quyết định học ngành quản lý nhà hàng khách sạn.

Bây giờ, cháu đang học lớp 12 tại một trường trung học ở Mỹ. Chỉ còn hơn một tháng nữa là sẽ chọn trường đại học. Nó hỏi ý kiến tôi về ngành học của mình. Tôi cho con mấy gợi ý, và rất tôn trọng sự lựa chọn của nó.

Sở thích của con là các môn xã hội. Tôi biết là nó viết tương đối tốt, thích lịch sử và văn học. Thường những đứa trẻ thiên về xã hội thì không thể học tốt các ngành kỹ thuật hoặc tính toán. Thậm chí, sẽ gặp khó khăn trong các ngành kinh doanh hay quản lý vì tính “tùy hứng” của “dân xã hội”.

Con gái tôi là một đứa trẻ sống nội tâm và tương đối sâu sắc. Tôi nghĩ rằng nó có khả năng lắng nghe và chia sẻ. Nó là người có khả năng thuyết phục người khác. Trong thời gian học ở trường, con gái tôi làm đại diện hội học sinh và thường nằm trong ban tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ của lớp và trường.

Bản thân tôi không muốn con gái mình phải lăn lộn trên thương trường. Tôi không muốn con làm việc quá áp lực vì sẽ khó sắp xếp thời gian cho mình, gia đình và con cái sau này.

Thật bất ngờ khi con gái tôi gửi mail cho mẹ và giải thích về quyết định chọn nghề của mình: “Khi con đi xa, con mới hiểu hết những tình cảm của gia đình, bố mẹ dành cho con. Con thực sự mới hiểu mình. Có những điều giản đơn mà con không từng nghĩ đến. Con muốn nghiên cứu về con người, con muốn biết những diễn biến tâm sinh lý của con người. Con muốn học tâm lý học”. Tôi ủng hộ và hy vọng con mình đã chọn đúng.

Tôi biết là tôi không thể làm việc thay con, không đam mê “giùm” nó nên tôi tôn trọng suy nghĩ của con mình, và thực sự tin tưởng ở sự lựa chọn của con. Đây là một thời điểm rất “nhạy cảm”; nếu “sai một ly” sẽ “đi một dặm”. Chọn không đúng thì con tôi sẽ mất đi rất nhiều cơ hội, thời gian, tiền bạc, tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết. Nhiều đứa trẻ không được hỗ trợ của mọi người, chọn nghề theo cảm tính, khi vào học mới thấy chán nản, mất phương hướng, không mang lại hiệu quả và thua thiệt với bạn bè.

Tùy từng tính cách, khả năng của mỗi người để chọn nghề cho thích hợp. Nếu trẻ có tính hướng ngoại, thích sự thử thách thì có thể chọn những nghề có tính thời thượng. Nếu trẻ có tính thận trọng, ngại sự thay đổi thì nên chọn nghề bền vững. Trẻ có khả năng sáng tạo, nhiều ý tưởng và thích sự tự do nên chọn các ngành có liên quan đến sáng tác nghệ thuật. Quan trọng là đứa trẻ phải nhận biết được bản thân mình, biết mình muốn gì, làm được gì để chọn nghề cho phù hợp. Trẻ tự quyết định thì sẽ có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Bố mẹ chỉ định hướng và hỗ trợ. Không thể vì muốn con nối nghiệp mình mà bắt trẻ phải chọn nghề của bố mẹ. Có những đứa trẻ không thích nghề của bố mẹ vì nó chứng kiến sự vất vả, áp lực từ công việc của những người thân.

Chọn nghề cho con là một việc không dễ. Không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, gây cho chúng áp lực. Khi không đạt được mong muốn của bố mẹ, trẻ sẽ dễ bị chán nản và tự ti. Vài điều chia sẻ cùng các ông bố bà mẹ có con sắp trưởng thành. Hy vọng những đứa trẻ của chúng ta sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ gia đình và người thân.

Đặng Hà An

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1562 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm