• Đừng hại con bằng vật chất
Không ít phụ huynh sẵn sàng chiều theo mọi yêu cầu về vật chất của con cái, bất kể có hợp lý hay không mà quên rằng cung phụng con cái bằng vật chất chính là làm hại con mình. Chẳng bậc cha mẹ nào có thể nuôi con suốt đời, vì vậy đừng biến con mình thành những đứa trẻ không bao giờ lớn.
• Công khai ngân sách gia đình
Nhiều phụ huynh đã mắc sai lầm khi giấu con về lương bổng của mình cũng như các chi phí cần trang trải trong gia đình mỗi tháng. Khi con bước vào trung học, bạn hãy nói rõ cho con biết những điều sau: tổng thu nhập của cha mẹ; các khoản chi phí để gia đình tồn tại: tiền ăn uống, tiền nhà, tiền học phí, tiền điện nước, điện thoại… tiền tiết kiệm, các kế hoạch chi tiêu, mua sắm trong gia đình… Điều này sẽ giúp con bạn tự ý thức rất nhiều vấn đề, tránh tình trạng trẻ mè nheo đòi những khoản chi vô lý.
• Cân nhắc khi cho trẻ làm thêm
Học sinh và sinh viên nếu quá sa đà vào việc làm thêm có thể dẫn đến việc bê trễ học hành và một số tác hại khác. Tuy nhiên, nếu chọn được một việc làm thêm phù hợp cũng như cân đối thời lượng làm thêm hợp lý, con bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích:
Khi phải lao động mới kiếm được tiền, trẻ sẽ nhận thấy nhiều thứ có ý nghĩa hơn việc diện quần áo hay chơi game online. Theo một cuộc thăm dò thực hiện ở Mỹ, phần lớn trẻ tuổi teen biết dành tiền để học đại học sau khi đi làm thêm.
Một nghiên cứu của ĐH Chicago cho thấy, trên thực tế, những đứa trẻ đi làm thêm đã tự động giảm bớt thời gian xem tivi, chơi game, chat… để sắp xếp thời gian học tập và đi làm.
Dù thường gặp khó khăn buổi đầu, nhưng khi đã đạt những thành công nhất định với việc làm thêm, trẻ sẽ rất tự tin trong cuộc sống. Theo nghiên cứu của ĐH Loyola (News Orlean, Mỹ), trẻ làm thêm khi lớn lên sẽ ít bị thất nghiệp và có thu nhập cao hơn so với những trẻ không đi làm thêm.
• Dạy con chi tiêu đúng cách
Nếu không chi tiêu một cách thông minh, ngay cả người lớn cũng rỗng túi chứ đừng nói đến tuổi teen. Bạn hãy giúp con mình biết cách xài tiền với những gợi ý sau:
Nếu có tiền từ việc làm thêm hay do cha mẹ, ông bà cho, hãy cân đối để dành dụm cho những việc tương lai.
ví dụ như cái nào quan trọng buộc phải chi, cái nào cần chi nhưng không gấp, cái nào lãng phí không cần thiết.
và cho chúng tự quản lý.
. Phim ảnh và nhiều quan niệm hiện đại đã làm cho không ít thanh thiếu niên nghĩ sai lầm rằng mua sắm cũng là cách để đem lại hạnh phúc.
Thu Hồng (theo parents.com)