Nhiều người cứ u sầu buồn bã mà không hề biết mình rơi vào trầm cảm, càng không biết rằng bệnh có thể chữa trị được.
Một thống kê cho thấy: Thuốc chống trầm cảm nằm trong số được kê toa nhiều nhất!
Nhiều người cho biết trầm cảm như một bức màn đen u ám phủ chụp cuộc sống của họ. Phần lớn cảm thấy như không còn năng lượng, không tập trung. Số khác luôn thấy bứt rứt khó chịu mà chẳng có nguyên do gì rõ ràng.
Nếu bạn ủ rũ hơn hai tuần lễ và tâm trạng ấy ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì có thể bạn đã bị trầm cảm. Nhưng bạn đã biết gì về căn bệnh này để có thể phòng chống? Có nhiều quan niệm nhưng không phải tất cả đều hoàn toàn đúng.
1. Nam - nữ có nguy cơ mắc bệnh như nhau?
Thật ra, phụ nữ có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp lần nam giới. Các yếu tố gia tăng nguy cơ ở phụ nữ là hormone, khuynh hướng hay suy tư ngẫm nghĩ và mức độ phản ứng mạnh hơn với stress.
2. Sắc tộc không liên quan đến trầm cảm?
Những người thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có biểu hiện và cách diễn đạt về bệnh trầm cảm khác nhau. Từ đó, bác sĩ có thể chuẩn đoán sai hoặc đưa ra phương thuốc không phù hợp. Đôi khi, bệnh nhân rời phòng khám với một toa thuốc chống căng thẳng trong khi cái họ thật sự cần là thuốc chống trầm cảm.
Vậy bác sĩ đồng hương với bệnh nhân sẽ luôn chẩn đoán chính xác? Cũng không hẳn. Tốt nhất là bạn nên xác nhận lại với bác sĩ lại xem họ có hiểu đúng những trình bày về bệnh tình của bạn không.
|
3. Sắc tộc không ảnh hưởng đơn thuốc?
Hầu hết các loại thuốc trầm cảm đều được thử nghiệm trên người da trắng. Với nhiều người châu Á hoặc Phi, thuốc có tác dụng chậm hơn do khác biệt enzyme gan. Cho rằng liều lượng chưa đủ, họ uống nhiều hơn. Ích lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy tác dụng phụ nhiều hơn như mất ngủ, giảm ham muốn với chuyện vợ chồng...
4. Chứng trầm cảm có tính di truyền?
Khoa học cho rằng cả yếu tố gien và môi trường đều ảnh hưởng đến tâm trạng. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy một loại gien nào trực tiếp gây ra trầm cảm. Chỉ có thể là bạn thừa hưởng một loại gien khiến bản thân dễ bị trầm cảm hơn khi gặp chuyện căng thẳng.
5. Thuốc chống trầm cảm gây béo phì?
Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm có 30% khả năng làm bạn tăng cân. Chúng làm tăng lượng serotonin khiến bạn thấy ăn ngon miệng và mau đói hơn. Ngay cả khi bạn không ăn nhiều, serotonin cũng khiến cơ thể dự trữ nhiều chất béo và đường hơn.
Tuy nhiên, có một loại giúp giảm cân. Đó là thuốc Wellbutrin XL, nó chỉ tăng lượng norepinephrine và dopamine nên không gây thèm ăn.
6. Trầm cảm chỉ tập trung ở não bộ?
Bệnh về thể chất có thể châm ngòi cho trầm cảm. Và ngược lại, tâm trạng rối loạn cũng ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể. Vì vậy, nếu cơ thể không khỏe thì cần đồng thời chữa trị cả bệnh trầm cảm lẫn các bệnh về thể chất.
7. Cứ tâm trạng đi xuống là dùng thuốc?
Với người trầm cảm nhẹ, bác sĩ thường cho thuốc trấn an (để người bệnh an tâm chứ không có tác dụng chữa trị). Để bình tâm lại, đôi khi bạn chỉ cần được tư vấn hoặc tập thiền.
TheoThanh Vân