Ai dễ mắc bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là một chứng bệnh của hệ thần kinh, chịu nhiều tác động của môi trường sống, điều kiện làm việc, yếu tố tâm lý... Trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội. Nếu không được phát hiện và điều trị, người bị trầm cảm có thể dẫn tới suy sụp tinh thần, bi quan, buồn phiền kéo dài... thậm chí không thiết sống và có hành vi tự sát. Chúng tôi xin đăng bài viết của Pgs.Ts Cao Tiến Đức để bạn đọc hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên:

Tâm trạng của trẻ thường dễ thay đổi, dễ vui, dễ buồn, dễ khóc và dễ cười. Tuy nhiên khả năng đối phó của trẻ với hoàn cảnh thường là không tốt. Vì vậy trẻ dễ bị trầm cảm khi gặp những hoàn cảnh không thuận lợi như: bố mẹ ly dị, bị xúc phạm hay bị bỏ rơi, đặc biệt đối với trẻ tàn tật, năng lực kém hay quá nhạy cảm. Bệnh dễ xuất hiện hơn ở những trẻ mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh trầm cảm.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm ở trẻ cũng có điểm khác với người lớn, thường biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể như: đau đầu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, cơn khó thở, ngủ nhiều. Bệnh không được điều trị có thể dẫn tới sự suy sụp tinh thần, bi quan, buồn phiền kéo dài. Các triệu chứng có thể kéo dài và trầm trọng hơn, có khi dẫn đến tổn thương thực sự của các cơ quan, nội tạng. Việc điều trị phải kết hợp tâm lý liệu pháp: liệu pháp tâm lý các nhân, liệu pháp tâm lý gia đình, bao gồm việc giải quyết hoàn cảnh gia đình cho trẻ và sử dụng thuốc.

Ở tuổi dậy thì, trẻ cũng dễ mắc trầm cảm do sự thay đổi về nội tiết, đặc biệt sự thay đổi về hormon giới tính, gánh nặng tâm lý về học tập; sự quan tâm của bố mẹ bị giảm đi so với trẻ khi còn nhỏ, khi mẹ sinh em bé cũng là một yếu tố tâm lý "bất lợi" cho trẻ. Nếu hoàn cảnh gia đình có xáo trộn: di chuyển chỗ ở, hoặc trẻ đi học xa nhà, bố mẹ không hòa thuận, kết quả học tập của trẻ không được như mong đợi, trẻ tự ti, mặc cảm, sợ bị coi thường... những đứa trẻ có khuynh hướng hướng nội, sống nội tâm, trẻ có gia đình sống cách ly xã hội, ít giao tiếp làm cho trẻ dễ mắc trầm cảm.

Trong hoàn cảnh như vậy, trẻ có tính tấn công, công kích. Nếu thực hiện, đó là những hành vi nguy hiểm gây tổn thương cho người khác. Đa số trẻ sẽ có khuynh hướng trầm cảm, càng muốn tấn công, trầm cảm càng nặng. Trẻ bị rơi vào thế cô đơn, dễ có hành vi tự hủy hoại thân thể hoặc tự sát.

Đối với sinh viên cũng có những vấn đề tương tự: áp lực học tập, sống tự lập, xa gia đình, phương pháp học tập khác với học phổ thông. Quan hệ bạn bè, tình yêu, nhiều sinh viên còn chịu gánh nặng về vấn đề tài chính. Sự không phù hợp của ngành học... Đó sẽ là những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm.

Người trưởng thành

Một số áp lực tâm lý hay gặp: mất người thân, người thân bị chết, ly hôn, con cái bỏ nhà, bị người yêu cự tuyệt... dần dần thất vọng, chán nản và đau khổ. Sau ly hôn, người ta nhận thấy người đàn ông dễ bị tổn thương hơn phụ nữ. Khi bạn đời bị chết, bị bệnh nặng, bị tàn phế, đa số đàn ông cũng dễ bị tổn thương tinh thần hơn so với người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự. Họ khó thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ suy sụp tinh thần, dẫn đến trầm cảm hoặc sa vào nghiện ngập. Tương tự như vậy khi lý tưởng bị tiêu tan, mất hy vọng, thành công hay thất bại trong sự nghiệp, phạm lỗi, bị xử phạt, bị hiểu lầm làm giảm tính tự tôn dễ dẫn tới trầm cảm.

Gánh nặng công việc làm phát sinh trầm cảm, tỷ lệ trầm cảm ở cán bộ lãnh đạo cao hơn một cách có ý nghĩa so với công nhân viên. Nhân viên công ty tư nhân có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với công ty Nhà nước.

Người già:

Người già có tỷ lệ mắc trầm cảm cao (khoảng 16% bị trầm cảm nặng), tuy rằng trầm cảm không phải là đặc tính bệnh lý của tuổi già. Người già thường mắc nhiều bệnh mạn tính và hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim mạch, suy tim, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, bệnh hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, tâm phế mạn, các bệnh đột quỵ não, Parkinson, rối loạn giấc ngủ, bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh xương khớp...

Một nghiên cứu của Bộ môn tâm thần - Học viện Quân y cho thấy, một cụ già có thể cùng lúc mắc 2-3 bệnh, thậm chí 4-5 bệnh khác nhau, đó chính là những nguyên nhân gây trầm cảm ở người già. Bởi vì người già có nhiều bệnh, nên họ phải sử dụng nhiều thuốc, trong đó có rất nhiều thuốc gây trầm cảm.

Suy giảm nhận thức ở người già. Người già sống cô đơn, cảm giác tương lai ảm đạm làm cho bệnh nhân trở nên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, giảm sút cân, giảm độ tập trung chú ý, mất quan tâm thích thú, thu mình. Đặc biệt khi người bạn đời mất, sự mất mát đó là rất trầm trọng, là nguyên nhân gây trầm cảm ở nhiều cụ già, và đó nhiều khi cũng là mở đầu cho một bệnh loạn thần tuổi già có tên gọi là Alzheimer. Người già trầm cảm rất dễ có hành vi tự sát, đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị đúng.

Những người thành đạt:

Những người thành đạt, cả các doanh nhân cũng như những nhà quản lý đều có thể mắc trầm cảm. Thậm chí họ còn dễ bị trầm cảm hơn những người không thành đạt. Người ta đã thống kê và cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở những người làm thay đổi lịch sử nhân loại là rất cao, nhiều người kết thúc cuộc đời bằng tự sát. Nhiều nghiên cứu cho rằng họ bị mắc bệnh trầm cảm. Những người có địa vị, có thu nhập tốt cũng mắc bệnh trầm cảm với tỷ lệ tương đương hoặc thậm chí cao hơn đối tượng khác. Bởi vì họ chịu áp lực của công việc cao hơn, đòi hỏi ở họ những quyết sách lớn hơn và trách nhiệm nặng nề hơn cấp dưới của mình.

Đối với phụ nữ:

Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm rất hay gặp, chiếm 10% số bà mẹ, có thể trầm cảm xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau sinh. Các yếu tố nguy cơ: tiền sử rối loạn cảm xúc, không muốn sinh con, người mẹ bị thất nghiệp, thiếu sữa, người mẹ là chủ gia đình, những người uống rượu, hút thuốc. Người mẹ tự nhiên cảm thấy chán ghét đứa con yêu quý của mình sinh ra, có người không muốn bế con, không muốn nhìn con, không muốn hoặc không cho con ăn, họ cũng không muốn gần gũi với chồng. Họ cảm thấy mệt mỏi, buồn rầu, chán nản, không thiết sống và có khi có hành vi tự sát.

Những người mắc các bệnh dưới đây:

Bệnh tim mạch: Nhối máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch.

Bệnh thần kinh: Alzheimer, vữa xơ mạch máu não, Parkinson, chấn thương sọ não, u não, rối loạn giấc ngủ, bệnh Wilson.

Ung thư: Đặc biệt là ung thư tuyến tụy, ung thư phổi.

Bệnh nội tiết: Thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp, bệnh Cushing, Addison, cường năng hoặc thiểu năng tuyến cận giáp, hạ đường huyết, u mạch, bệnh phụ khoa (buồng trứng) hoặc tinh hoàn.

Bệnh truyền nhiễm: Viêm gan, nhiễm HIV, lao, cúm, viêm não...

Thiếu các chất: Sắt, vitamin B12, B6, B2, B1, folic...


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2903 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm