Người lớn vẫn nghĩ trẻ thường nhìn thế giới với con mắt hạnh phúc và vô lo. Chúng không phải kiếm việc làm, không phải nghĩ đến những hóa đơn chầu chực hàng tháng, vậy thì chúng có gì phải lo lắng nữa?
Nhưng thật sai lầm. Bất cứ trẻ em nào cũng có nỗi lo lắng và cảm thấy nặng nề về một ý kiến nào đó. Nó đòi hỏi người lớn khả năng giải quyết khi trẻ không may rơi vào tình trạng stress.
Nguồn gốc stress ở trẻ em
Áp lực cũng có thể đến từ bên ngoài (như gia đình, bạn bè, hay việc học hành) nhưng đôi khi có thể từ bên trong. Áp lực mà chúng ta tạo cho trẻ có thể là yếu tố quan trọng nhất vì thường có sự mâu thuẫn giữa những gì chúng ta nghĩ, những gì chúng ta phải làm, và những gì chúng ta thực sự làm trong cuộc sống.
stress từ người lớn có thể ảnh hưởng đến trẻ con là đối tượng rất khó kiểm soát tâm trạng. Ví dụ một đứa trẻ 2 tuổi có thể rất lo lắng, bồn chồn khi chúng cảm thấy bố mẹ vẫn có gì đó không hài lòng ở chúng. Áp lực từ việc học tập là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng căng thẳng ở trẻ.
Khi trẻ lớn hơn, áp lực học hành và xã hội sẽ dễ dàng gây ra stress, đôi lúc những kỳ vọng của bố mẹ cũng tác động thêm vào nguyên nhân stress. Bố mẹ thường đặt nhiều vào trẻ nhưng đôi khi chúng lại thiếu sự hỗ trợ và ủng hộ của bố mẹ như thúc giục trẻ chơi thể thao, tập múa... Tham gia nhiều hoạt động quá cũng không tốt cho trẻ thậm chí đôi khi còn tạo cho trẻ sự tổn thương nếu trẻ không biết chia sẻ thành quả với bố mẹ.
Đôi khi cũng do trẻ quá bận rộn với việc học tập và không có thời gian để chơi đùa, sáng tạo hay giải trí sau giờ học. Trẻ bắt đầu cảm thấy không hứng thú với các hoạt động và dẫn đến việc từ chối tham gia cộng với lý do chúng rất bận.
stress ở trẻ em cũng có thể xảy ra khi chúng biết được những rắc rối trong công việc của bố mẹ, lo lắng cho bệnh của người bà con và những cuộc cãi nhau của bố mẹ về chuyện tiền nong. Vì vậy bố mẹ nên cẩn thận khi bàn luận về chuyện tiền nong nếu trẻ ở gần đó. Trẻ rất dễ bị ảnh hưởng và sẽ lo lắng cho bản thân, gia đình.
Những yếu tố như bệnh tật, cái chết của người thân, ly dị cũng có thể gây ra hiện tượng stress ở trẻ. Những áp lực trẻ đối mặt hàng ngày là nguồn gây bệnh dễ dàng nhất. Thậm chí việc ly hôn êm thấm nhất cũng không dễ cho tâm lý của trẻ vì hệ thống bảo vệ cơ bản nhất của trẻ là gia đình đang bị đổ vỡ, trẻ rất dễ tổn thương. Ly thân hay ly hôn đều đặt trẻ trước vần đề lựa chọn một trong 2 và đặt chúng vào tình thế sống chung với ai có tiềm lực tài chính nhiều hơn.
Nhận biết triệu chứng của stress
Thật không dễ dàng để nhận ra được khi nào trẻ bị stresss. Những thói quen bị thay đổi như thay đổi giấc ngủ, đái dầm, tâm trạng bất ổn, lầm lỳ... là có thể dấu hiệu của stress. Một vài đứa trẻ thì biểu hiện về bề mặt thể chất như đau dạ dày, đau đầu. Một số khác lại ảnh hưởng đến chuyện học tập, trở nên nhút nhát thu mình lại và cô độc.
Trẻ nhỏ hơn có thể phản ứng với dấu hiệu stress như bứt tóc, gây ồn, đập loạn xạ... Trẻ lớn hơn một chút thì bắt đầu nói dối, quậy phá... Đứa trẻ khi bị stress thường hay gặp ác mộng, phản ứng quá khích với vấn đề và có những thay đổi sâu sắc trong việc học tập.
NHƯ BÌNH (Theo KidsHealth