Dana, mười sáu tuổi, bề ngoài luôn có vẻ hoà hợp với mọi người. Nhưng bây giờ, bỗng nhiên cô bé này không thể có quan hệ bình thường với các cô gái khác được nữa, và điều làm cho cô gái lo lắng hơn là không giữ được những bạn trai dù vẫn ngủ với chúng.
Cáu kỉnh thường xuyên và mệt mỏi, Dana ăn không ngon và không thích giải trí nữa: cô gái cảm thấy tuyệt vọng, không thoát ra khỏi tâm trạng suy sụp của mình và nghĩ tới tự sát.
Việc rơi vào trạng thái trầm cảm này là do lần cắt đứt gần nhất của cô mà có. Cô gais không thể đi chơi với một cậu con trai nào, như lời cô nói, mà không ngủ với nó - ngay cả khi chuyện này cô không muốn - và không biết cách chấm dứt quan hệ yêu đương như thế nào ngay cả khi cô không hài lòng về nó. Cô gái ngủ với những cậu con trai nhưng điều duy nhất cô thực sự mong muốn là hiểu được chúng hơn.
Cô gái vừa mới vào 1 trường học mới, và mơ ước được tiếp xúc với những cô gái khác. Cô không dám bẳt chuyện chúng và chờ cho người khác nói chuyện với mình. Cô cảm thất không thể cới mở hơn được và không biết nói gì hơn ngoài câu: Xin chào, khoẻ mạnh chứ?
Dana theo học một chuơng trình thực nghiệp chữa trị liệu tâm lý ở trường Đại học Columbia. Sự chữa trị ởt đây trước hết nhằm dạy cho cô gái điều chỉnh những mối quan hệ của mình, kết nối tình bạn, cảm thấy tin cậy hơn đối với những thiếu niên khác, cũng như ứng xử tốt hơn với các quan hệ tính dục, trau dồi những cử chỉ thầm kín va thể hiện tình cảm của mình. Sự chữa trị đã thành công, sự trầm cảm biến mất.
Ở những người trẻ tuổi, những vấn đề quan hệ thường là nguônf gốc của sự trầm cảm. Những vấn đề này đụng tới quan hệ với bố mẹ cũng như với bạn bè. Những đứa trẻ con và thiếu niên trầm cảm thường không thể hay không muốn nói ra những nỗi buồn của mình.Chúng không biết chính xác những tình cảm của chúng và dó đó, dễ bực bội, cáu gắt, càu nhàu, nhất là với bố mẹ. Các bố mẹ cũng càng khó giúp chúng hơn. Đó là cái vòng luẩn quẩn của chán và ghét nhau.
Một cái nhìn mới trong lĩnh vực trầm cảm ở lớp trẻ cho thấy nhưngx thiếu hụt trong hai lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc, một mặt, sự bất lực trong việc kết nối và duy trì những liên hệ tốt với người khác; mặt khác, cách lý giải những thất bại đem đến sự trầm cảm. Nếu một phần xu hướng trầm cảm gần như chắc chắn là do di truyền, thì xu hướng này dường như cũng là do thói quen suy nghĩ bi quan, khiến cho trẻ trầm cảm dễ phản ứng với những sự phật ý, những điểm kém, những tranh cãi với bố mẹ, bị người khác xa cách. Dù là nguồn gốc nào, mọi cái cho ta thấy khuynh hướng đi đến trầm cảm ngày càng lan rộng trong lớp trẻ.
Sự tiến triển của chứng trầm cảm ở lớp trẻ
Sự cần thiết phải phòng ngừa trầm cảm, mà không phải chữa trị nó, được thấy rõ từ một khám phá hãi hùng. Những cơn trầm cảm, dù là nhẹ, ở trẻ em, cho phép đoán trước những cơn nặng hơn sau đó. Nhận xét này bác bỏ định đề trước đây cho rằng sự trầm cảm ở trẻ em không có hậu quả lâu dài, vì trẻ em sẽ khỏi" khi nó lớn lên".
Tất nhiên, trẻ em thỉnh thoảng cũng có những thời kỳ buồn rầu; tuổi thơ ấu; tuổi thiếu niên cũng như tuổi trưởng thành đều in dấu ấn những thất vọng hay những mất mát ít nhiều gây đau đớn, và những nỗi buồn kèm theo. Nhu cầu phòng ngừa không không phải nhằm vào những nỗi buồn không thể tránh khỏi ấy, mà vào vòng xoáy trôn ốc của sựu buồn đưa một số trẻ em tới tính cáu giận, tới sự co mình lại, và tới sự tuyệt vọng.
Những thời kỳ trầm cảm sâu kéo dài trung bình mười một tháng, nhưng trong sáu em thì có một em kéo dài tới mười tám tháng. Sự trầm cảm nhẹ này, mà một số trẻ em mắc vào năm lên 5 tuổi - không làm mất khả năng của chúng bao nhiêu, nhưng lại kéo dài hơn, trung bình 4 năm. Và như Kovacs nhận xét, một trạng thái trầm cảm nhẹ dễ trở thành mạnh lên thành một sự trầm cảm sâu săc và có thể tái phát. Khi những trẻ trầm cảm đến tuổi thiếu niên hay tuổi trưởng thành thì cứ trung bình ba năm có một năm chúng bị trầm cảm hay loạn tâm thần hưng - trầm cảm.
Tất nhiên, trẻ em thỉnh thoảng cũng có những thời kỳ buồn rầu; tuổi thơ ấu; tuổi thiếu niên cũng như tuổi trưởng thành đều in dấu ấn những thất vọng hay những mất mát ít nhiều gây đau đớn, và những nỗi buồn kèm theo. Nhu cầu phòng ngừa không không phải nhằm vào những nỗi buồn không thể tránh khỏi ấy, mà vào vòng xoáy trôn ốc của sựu buồn đưa một số trẻ em tới tính cáu giận, tới sự co mình lại, và tới sự tuyệt vọng.
Những thời kỳ trầm cảm sâu kéo dài trung bình mười một tháng, nhưng trong sáu em thì có một em kéo dài tới mười tám tháng. Sự trầm cảm nhẹ này, mà một số trẻ em mắc vào năm lên 5 tuổi - không làm mất khả năng của chúng bao nhiêu, nhưng lại kéo dài hơn, trung bình 4 năm. Và như Kovacs nhận xét, một trạng thái trầm cảm nhẹ dễ trở thành mạnh lên thành một sự trầm cảm sâu săc và có thể tái phát. Khi những trẻ trầm cảm đến tuổi thiếu niên hay tuổi trưởng thành thì cứ trung bình ba năm có một năm chúng bị trầm cảm hay loạn tâm thần hưng - trầm cảm.
Nhưng hậu quả không phải do bản thân chứng trầm cảm gây ra. Kovacs khẳng định với chúng tôi:
" Trẻ em học nghệ thuật sống trong XH bằng những mối liên hệ với những người chung quanh - chảng hạn, chúng học để có được những gì chúng muốn có bằng cách nhìn người khác hành động như thế nào, đến lượt mình, chúng thử làm. Nhưng những trẻ trầm cảm thường bị bạn bè từ bỏ, những đứa khác không chơi với chúng mâý"
Sự buồn rầu được chúng cảm thấy đưa chúng đến chỗ tránh những mối liên hệ mới, hoặc nhìn đi một nơi khác khi có một đứa thử bắt chuyện với chúng - một thái độ có thể coi như một sự hắt hủi; đứa trẻ trầm cảm cuối cùng bị đứa trẻ bỏ rơi. Khuyết điêm này làm cho chúng mất đi những gì lẽ ra chúng có thể học được bình thường ở sân chơi, và trong việc học những điều sơ đẳng nhất của trí tuệ cảm xúc, chúng cứ tích dôn lại một sự lạc hậu mà sau đó chúng phải vượt lên. So sánh với những trẻ không trầm cảm, người ta nhận thấy những trẻ trầm cảm ít cảm thấy thoải mái hơn trong XH, bị đánh giá thấp hơn và được nguời khác ít ưa thích hơn, khiến chúng có ít bạn bè hơn và có những khó khăn hơn với bạn bè chúng.
Những lối suy nghĩ đẻ ra sự trầm cảm
Như ở người lớn, việc xem thất bại một cách bi quan dường như làm tăng nỗi thất vọng và cảm giác bất lực, cảm giác này chiếm vị trí chủ yếu trong sự trầm cảm ở trẻ em. Người ta đã biết từ lâu những ngừoi đã bị trầm cảm thuờng phiền muộn. Nhưng chỉ gần đây, người ta mới biết rằng trẻ em có thiến hưóng u buồn nhất cũng có thiên hướng đi tới chỗ bi quan trước khi rơi vào sự trầm cảm. Nhận định này cho phép nhìn thấy một khả năng làm cho các em miễn dịch đối với một thái độ như vậy, như một cách phòng ngừa.
(ttvnol)
" Trẻ em học nghệ thuật sống trong XH bằng những mối liên hệ với những người chung quanh - chảng hạn, chúng học để có được những gì chúng muốn có bằng cách nhìn người khác hành động như thế nào, đến lượt mình, chúng thử làm. Nhưng những trẻ trầm cảm thường bị bạn bè từ bỏ, những đứa khác không chơi với chúng mâý"
Sự buồn rầu được chúng cảm thấy đưa chúng đến chỗ tránh những mối liên hệ mới, hoặc nhìn đi một nơi khác khi có một đứa thử bắt chuyện với chúng - một thái độ có thể coi như một sự hắt hủi; đứa trẻ trầm cảm cuối cùng bị đứa trẻ bỏ rơi. Khuyết điêm này làm cho chúng mất đi những gì lẽ ra chúng có thể học được bình thường ở sân chơi, và trong việc học những điều sơ đẳng nhất của trí tuệ cảm xúc, chúng cứ tích dôn lại một sự lạc hậu mà sau đó chúng phải vượt lên. So sánh với những trẻ không trầm cảm, người ta nhận thấy những trẻ trầm cảm ít cảm thấy thoải mái hơn trong XH, bị đánh giá thấp hơn và được nguời khác ít ưa thích hơn, khiến chúng có ít bạn bè hơn và có những khó khăn hơn với bạn bè chúng.
Một hậu quả xấu khác là chúng học tập kém đi trong lớp; sự trầm cảm làm tổn hại trí nhớ và sự tập trung của chúng, do đó khó chú tâm vào học tập và khó nhớ được những gì chúng học được hơn. Một đứa trẻ chẳng thích thú gì thường khó huy động được nghị lực hơn để hiểu được những vấn đề khó, chưa nói tới kinh nghiệm hiểu học tập trôi chảy. Những đứa trẻ càng trầm cảm lâu càng bị điểm thấp và ít thành công trong các kỳ thi. Thật vậy, có một mối tương quan giữa thời gian kéo dài của sự trầm cảm và điểm trung bình, điểm của chúng luôn bị hạ thấp trong thời kỳ trầm cảm. Những kết quả đó dĩ nhiên càng ảnh hưởng xấu đến tinh thần của chúng.
Những lối suy nghĩ đẻ ra sự trầm cảm
Như ở người lớn, việc xem thất bại một cách bi quan dường như làm tăng nỗi thất vọng và cảm giác bất lực, cảm giác này chiếm vị trí chủ yếu trong sự trầm cảm ở trẻ em. Người ta đã biết từ lâu những ngừoi đã bị trầm cảm thuờng phiền muộn. Nhưng chỉ gần đây, người ta mới biết rằng trẻ em có thiến hưóng u buồn nhất cũng có thiên hướng đi tới chỗ bi quan trước khi rơi vào sự trầm cảm. Nhận định này cho phép nhìn thấy một khả năng làm cho các em miễn dịch đối với một thái độ như vậy, như một cách phòng ngừa.
Điều đo được xác nhận ở cách trẻ em đánh giá năng lực làm chủ tiến trình đời chúng - chẳng hạn, năng lực làm cho mọi cái tốt hơn. Người ta đưa ra những câu khẳng định sau cho trẻ em:" KHi tôi gặp những rắc rối ở nhà, tôi giải quyết tốt hơn các bạn tôi" và " Khi tôi học cật lực, tôi giành đuợc những điểm tốt" Những trẻ em nói rằng không một trường hợp nào đúng với truờng hợp của chúng, những đứa trẻ ấy không hề mong muốn làm thay đổi tình hình; thế mà, cảm giác bất lực này là đặc biệt mạnh mẽ ở những đứa trẻ trầm cảm nhất.
Trong một nghiên cứu giàu sức khám phá, người ta quan sát những học sinh lớp nhì vào những ngày chúng nhận học bạ. Chúng ta đều biết là hoc bạ là một trong những nguồn vui hay nguồn hy vọng lớn nhất ở thơ ấu. Những nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thái độ của đứa trẻ nhận được một điểm xấu hơn chúng mong đợi thuowngf có những hậu quả nặng nề. Những đứa trẻ cho rằng điểm kém ấy là do mọi khuyết điểm cá nhân mình(" Ta thật ngớ ngẩn") thường trầm cảm hơn những đứa trẻ cho rằng có thể sửa chửa được (" Nếu ta học gạo môn Toán, ta sẽ có điểm tốt")
Các nhà nghiên cứu đã quan sát nhóm học sinh lớp sơ đẳng và lớp nhì bị bạn bè từ bỏ va đoán xem ~ đứa nào vẫn còn bị như thế trong những năm sau. Cách thức chúng tự giải thích về sự từ bỏ ấy dường như có quan hệ chặt chẽ với xu hướng trầm cảm của chúng. Những đứa trẻ cho rằng sự từ bỏ ấy do một khuyết điểm cá nhân, thườn dấn sâu vào trầm cảm. Ngược lại, nhnững đứa trẻ cho là chúng có thể cải thiện được tình hình thì không bị trầm cảm vì bị thất bại lliên tục. Và trong một cuộc nghiên cứu những đứa trẻ vào năm học thứ 6, những đứa trẻ có thái độ bi quan thường phản ứng với stress học tập bằng trầm cảm.
Bằng chứng trực tiếp nhất về thái độ bi quan làm cho trẻ em rất dễ bị trầm cảm đã được lấy từ một cuộc nghiên cứu kéo dài năm năm về những học sinh được theo dõi từ lớp sơ đẳng. chỉ dẫn chắc chắn nhất về xu hướng trầm cảm tuơng lai là thái độ bi quan ấy kèm theo một cú sốc quan trọng - bố mẹ ly hôn hay trong gia đình có người chết - khiến đứa trẻ bị rối loạn và có lẽ làm cho bố mẹ nó ít có khả năng làm giảm bớt hậu quả những cú sốc ấy. Trẻ em càng vượt qua các giai đoạn ở trường tiểu học, thì càng có cách hiểu các sự kiện liên quan đến hạnh phúc hay bất hạnh của chúngl; chúng ngày càng coi những nét tính cách của mình là nguyên nhân đưa tới mọi cái. " Ta có điểm cao vì ta thông minh", hoặc " Ta không có bạn vì ta không khôi hài". Sự thay đổi ấy thể hiện từ lớp sơ đẳng đến lớp nhì. Những đứa trẻ có thái độ bi quan như vậy và coi những khuyết điểm cá nhân là nguyên nhân thất bại sẽ bắt đầu bị trầm cảm với những thất bại của mình. Hơn nữa, chính sự trầm cảm dướng như làm tăng trạng thái bi quan, khiến cho ngay sau kỳ trầm cảm, vẫn có thể có những vết sẹo xúc cảm, một tập hợp những điều chúng tin chắc được nuôi dươngx bởi trầm cảm và đọng cứng lại trong đầu óc chúng - chẳng hạn tin mình không thể học giỏi được ở nhà trường, rằng chúng ít được thiện cảm và không thể gạt bỏ được tâm trạn cau có của mình. Những ý nghĩ đó làm cho trẻ rất dễ bị trầm cảm về sau.
(ttvnol)