stress và lo âu đã trở thành một phần bình thường của cuộc sống hiện đại. Đôi khi chúng giúp ta có được sự nỗ lực lớn nhất hay phản ứng trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, sự lo âu mơ hồ và thường xuyên là không bình thường...
Những người sống với tâm trạng rằng sắp có điều gì xấu xảy ra và thường tin đó là bệnh tật trong khi thực tế lại không phải vậy thì được xem là bị rối loạn lo âu (RLLA).
Rối loạn lo âu (RLLA) có thể tác động đến mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này.
Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu.
Những dạng bệnh
RLLA toàn thể (GAD)
Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình.
Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất 6 tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng họ vẫn làm vì chính họ không bỏ được và vì họ hy vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này thường sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.
Ám ảnh sợ
Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, khi những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng thì người đó có thể trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.
Có 3 nhóm: ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).
Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD)
PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.
PTSD thường bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày.
Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính: những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn, cô lập với gia đình và bạn bè và giận dữ bất chợt. Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị.
Cơn hoảng loạn
Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.
Được cho là cơn hoảng loạn khi nó xảy ra đột ngột và xuất hiện lại hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng nào đó kéo dài ít nhất một tháng.
Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó.
Điều trị
Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp.
Hóa liệu pháp
Thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng
tâm lý liệu pháp
Có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau. Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn).
Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng. Nhận thức hành vi liệu pháp hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ. Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích.
Rối loạn lo âu (RLLA) có thể tác động đến mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam.
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này.
Triệu chứng gồm đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.
Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu.
Những dạng bệnh
RLLA toàn thể (GAD)
GAD là dạng nhẹ nhất. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế, đặc biệt khi ở xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng bị giật mình.
Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình.
Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất 6 tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
OCD xuất hiện khi một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả hai giới.
Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường là vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành.
Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.
Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng họ vẫn làm vì chính họ không bỏ được và vì họ hy vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này thường sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.
Ám ảnh sợ
Ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lý và không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thì có hơn một người mắc 1 loại nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam.
Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, khi những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng thì người đó có thể trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.
Có 3 nhóm: ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).
Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD)
PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.
PTSD thường bắt đầu trong vòng 6 tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày.
Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính: những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn, cô lập với gia đình và bạn bè và giận dữ bất chợt. Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị.
Cơn hoảng loạn
Cơn hoảng loạn xuất hiện khi, do một nguyên nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa khiến nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh. Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ.
Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.
Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự chủ hay sợ mất trí hay sợ chết...
Được cho là cơn hoảng loạn khi nó xảy ra đột ngột và xuất hiện lại hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng nào đó kéo dài ít nhất một tháng.
Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó.
Điều trị
Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp.
Hóa liệu pháp
Thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng
tâm lý liệu pháp
Có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau. Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn).
Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng. Nhận thức hành vi liệu pháp hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ. Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích.
Theo T.VY
Tuổi trẻ/anyvitamins.com