Bạn có hiểu tường tận về một nụ hôn không? Chẳng hạn, bạn có biết có cả một ngành “khoa học về hôn”, mà tiếng Anh gọi là filmatology không? Hôn thực tế chỉ có ở loài người nhưng cũng không phải ở mọi dân tộc. Các nhà khoa học chưa hiểu đến tận cùng cử chỉ âu yếm này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lúc đầu cái hôn đến từ tình mẫu tử, khi các bà mẹ mớm thức ăn cho con, ôm sát con vào ngực mình. Giữa mẹ và con, môi và môi tiếp xúc với nhau. Cũng có một giả thuyết khác: Hôn giữa những người khác giới là thể hiện sự tương hợp với nhau về mặt sinh học.
Điều đáng chú ý là ở các loài vật, nói chung chúng không hôn nhau. Các loài có vú chỉ ngửi nhau hoặc cọ xát vào nhau, và chính con người mới hôn các loài vật. Lừa hôn vào mũi nhau là để chữa bệnh cảm lạnh cho nhau.
Hôn đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá La Mã – Hy Lạp cổ xưa. Người ta coi đó là cử chỉ để tỏ lòng kính trọng, biết ơn, hài lòng hoặc đồng thuận. Cái hôn được trao đổi giữa các thầy giáo, nhà tu hành và những chính khách. Ý nghĩa của cái hôn vì tình yêu mãi sau này mới xuất hiện. Các nhà nghiên cứu cho biết cái hôn trong đám cưới xuất phát từ Địa Trung hải, kiểu như hài lòng sau khi ký một hợp đồng.
Thuật ngữ “cái hôn kiểu Pháp” chỉ bắt đầu có từ năm 1923. Người ta quan niệm rằng đó là cái hôn đặc biệt của người Pháp, không chỉ tiếp xúc môi, mà còn tiếp xúc lưỡi. Một nhà tính dục học Nhật Bản khuyên, bạn không nên hôn phụ nữ bằng “nụ hôn sâu” kiểu Pháp khi cô ta đang đạt cực khoái vì trong cơn hưng phấn, cô ta có thể cắn đứt lưỡi bạn.
Các dân tộc khác nhau có “truyền thống hôn” khác nhau. Trong một số nền văn hoá của châu Á và châu Phi, nói chung không có hành vi hôn. Ví dụ trên đảo Trobian và New Guinea, lúc đầu người ta có thói quen “cắn nhẹ” vào hàng lông mày và tóc mai nhau khi “yêu” (bạn thường gặp những cô thiếu nữ trên các đảo này trụi hết cả lông mày là vì thế), nay đã chuyển sang hôn, nhưng “hôn kiểu Pháp”.
Trên 95% những người yêu nhau trong khi hôn, họ còn cọ mũi vào nhau. Người ta cho rằng thói quen này vay mượn ở người Eskimo, nhưng thực ra thói quen đó ở tộc người này không phải dành cho sự yêu đương mà sự chào hỏi.
Cái hôn đầu tiên trong điện ảnh được ghi nhận lần đầu vào năm 1896 trong 30 giây của Công ty Edison. Từ năm 1930 đến năm 1968, theo một đạo luật mang tên “Luật Heiss” của Mỹ, khi hai diễn viên nam nữ đóng cùng trong tư thế nằm ngả ra thì cấm được hôn nhau. Hành động đó được hiểu ám chỉ là tiếp sau sẽ có chuyện ấy xảy ra.
Chính cái hôn cũng chỉ được phép kéo dài vài giây. Vì thế, Ingrid Bergman và Kerry Grant năm 1946 trong phim “Vinh quang ngu ngốc” phải “cắt” một nụ hôn ra thành vài đoạn để tránh bị phạt, rất tức cười. Nhưng nay cái hôn được sử dụng như một thủ pháp gợi tình phổ biến nhất của nghệ thuật điện ảnh.
Ở những nước khác nhau người ta tổ chức những cuộc thi xem ai hôn lâu nhất. Đương kim vô địch là một cặp tình nhân ở London, tháng 6/2005 đã gắn môi vào nhau 31 giờ 30 phút rưỡi mà đên nay chưa ai phá nổi.
Có rất nhiều điều thú vị liên quan đến cái hôn. Chẳng hạn theo các nhà khoa học, khi hôn nhau hai đối tác trao đổi bí mật của các chất trong tuyến nước bọt, tạo điều kiện để cảm nhận mối quan hệ thân thuộc đối với nhau.
Ngoài ra hôn có lợi cho răng vì trong khi hôn sự tiết nước bọt trong miệng được tăng cường, làm chết những vi trùng. Hôn giúp đỡ người ta giảm cân vì mỗi cái hôn sâu đốt cháy được 6,5 kilocalo trong một phút.
Các nhà khoa học giải thích rằng môi nhạy cảm hơn đầu ngón tay đến 100 lần, thậm chí còn nhạy cảm hơn chính bộ phận sinh dục. Cho nên đối với một số phụ nữ chỉ hôn thôi cũng có thể đạt đến cực khoái. Cần nói thêm là để phát ra những âm thanh “chùn chụt” khi hôn phải huy động đến những cơ đặc biệt có tên la tinh là orbicularis oris. Một cái hôn say đắm có sự tham gia của 34 cơ mặt. Áp lực của đa số người khi hôn nhau thường nghiêng về phía phải.
Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng nam giới đối với cái hôn còn lựa chọn kỹ đối tượng hơn cả khi “giao ban”. Nhiều người đàn ông cho rằng khi yêu mới hôn, còn để đi đến chuyện ấy chỉ là nhu cầu của xác thịt
--------------------------------------------------