Bạn làm gì khi xung đột nảy sinh? Trong công việc và xã hội, hầu hết chúng ta kiểm soát được bản thân. Tuy nhiên, với bạn đời chúng ta lại ít làm được điều đó. Đó là một nghịch lý. Bạn gần gũi với vợ/chồng mình, do đó ít cảm thấy bị bó buộc bởi các nguyên tắc trong xã hội. Thật không may, điều này cũng có nghĩa là khi có xung đột, đôi khi chúng ta nói và làm những điều khó có thể chấp nhận. Điều này có thể phá hủy mối quan hệ của bạn. Có lẽ không nhanh như việc ngoại tình, nhưng dần dần, nó làm mất đi niềm vui khi chúng ta ở bên nhau. Xung đột khiến sự tức giận và la hét thành thói quen. Khi bạn xung đột, bạn sử dụng năng lượng của mình để buộc tội và xỉ vả nhau, thay vì một cuộc trao đổi mà có thể thắt chặt mối quan hệ giữa hai bạn.
Vậy tại sao chúng ta làm điều đó?
Bên cạnh những lời dạy đời tẻ nhạt, có một lý do khiến chúng ta không thể kiểm soát bản thân và chỉ cố mà xoi mói các nhược điểm của nhau. Brenda Shoshanna, tác giả cuốn Kiêng Tức giận, nói rằng đối với một số cặp vợ chồng, xung đột hoặc tranh cãi khốc liệt là thứ khiến họ gắn bó. Bây giờ, bạn có thể nói đó là một điều tốt, nhưng lạm dụng tiền bạc và bạo lực gia đình cũng tạo ra sự liên kết. Không phải tất cả mọi thứ kết nối hai bạn đều tốt. Điều cần thiết là phân tích khía cạnh này của mối quan hệ của bạn trước khi nói "nhưng chúng tôi chỉ cãi cọ, nó chả có nghĩa lý gì/đó là một dấu hiệu của yêu thương." Một lý do khác phức tạp hơn của xung đột: tự ngã và tự hào. Một số người, ngay cả khi họ là một phần của gia đình vẫn muốn khẳng định cá tính của bản thân. Thông thường xung đột là một trong những cách để làm việc đó. Cách duy nhất để thoát khỏi chuyện này là rèn luyện chính mình để phát triển tự ngã và niềm tự hào của bạn cho cả hai.
Vấn đề là gì?
Cãi cọ, hơn là trao đổi, thường là do việc không xác định được vấn đề. Khi bạn nhầm lẫn giữa kích thích bên ngoài với những vấn đề sâu hơn hoặc ngược lại, và khi bạn hướng những thất vọng, rắc rối và tội lỗi của bạn thân vào những hành động của bạn đời, kết quả là hiểu nhầm. Cả hai bạn đang tranh cãi về những thứ khác nhau. Tốt nhất là cả hai nên yên lặng mà không thù oán gì và đơn giản liệt kê ra những rắc rối.
Bạn có phải là thày bói?
Bạn không thể thật sự trao đổi nếu, trong đầu mình, bạn muốn tranh luận hay cãi cọ. Dù rất khó nhưng hãy cố gắng đừng phê phán anh/cô ấy hoặc đoán cách tranh luận sẽ như thế nào. Không cho phép mình bị cuốn đi bằng việc xử lý tình huống khó chịu với một kết luận đầy “tính logic”. Nói chung, điều này chỉ khiến bạn xửng cồ và mờ mắt hơn là với thái độ bình tĩnh, cởi mở để có thể giải quyết vấn đề.
Đây là lỗi của ai?
Đổ lỗi giống như tội lỗi. Bạn có thể cảm thấy tự hào về việc đã xới nó ra và diễu cợt, nhưng nó cuối cùng chẳng có ích gì. Nó chỉ xơi tái mối quan hệ của bạn. Nếu phân chia lỗi lầm, chứ không phải thấu hiểu và phát triển, là kết quả của các cuộc xung đột thì cũng có nghĩa là bạn sẽ nói lời tạm biệt với bạn đời của mình.
Bạn cảm thấy thế nào?
Đóng khung các vấn đề trong quan điểm cá nhân. Đừng nói rằng cái này "ngu ngốc quá" hay "xấu" hoặc ai đó "làm cho tôi cảm thấy chán." Hãy bày tỏ cảm xúc và nói cho anh/cô ấy biết hành vi của họ tác động đến bạn như thế nào. Hãy nói: "Khi anh/em xxxxx, nó làm cho em/anh cảm thấy xxxx." Điều này làm cho các vấn đề của bạn dễ dàng xử lý hơn.
Anh/em đã xong chưa?
Có lẽ anh/cô ấy không có khả năng ăn nói lưu loát như bạn, hoặc không biết những điều trên. Vì vậy, hãy cho họ thời gian, và lắng nghe. Cố gắng đừng ngắt lời, hoặc tỏ ra khó chịu vì sự tẻ nhạt của cô/anh ấy. Thay vào đó, đặt câu hỏi để anh/cô ấy có thể tiếp tục.
Anh/em có muốn là một phần của tôi?
Thể hiện những thách thức vờ vĩnh ( "chỉ cố gắng ngăn tôi"), hoặc những đe dọa sáo rỗng ( "Anh/em làm thế thì em/anh sẽ đi đấy") chả có ích gì khi trao đổi. Nếu bạn muốn thể hiện cho bạn đời của mình bạn mạnh thế nào, hãy thể hiện sự vững chãi, hợp lý trong cuộc trao đổi.
Tại sao anh/em luôn làm thế?
Tránh những cái chung chung. Chúng bóp méo sự thật và làm mờ các chi tiết về tình hình hiện tại. Chả ai lúc nào cũng câm nín, chậm chạp, hoặc sốt sình sịch. Những cái chung chung sẽ khiến bạn tin vào những đánh giá sai lệch về mối quan hệ của mình, do đó nó khiến bạn chẳng thể trao đổi.
Nào, hãy vui lên
Chả đau dớn gì để đùa một câu, dù chả thỏa đáng tý nào. Điều này không có nghĩa là bạn nên trao đổi một cách cợt nhả. Tuy nhiên, sẽ tốt nếu sử dụng sự hài hước khôn ngoan làm nhẹ tình hình và tìm thấy cái mà bạn có thể chia sẻ - một tiếng cười.
Anvietson.com (Theo Eromance)
------------------------------