Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt và cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thể có tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.
Khi trẻ bắt đầu ở độ tuổi 7 tháng tuổi, trẻ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sơ sinh của mình, vì vậy cơ thể trẻ có nhu cầu cần tăng lượng protein, các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cho các tế bào cơ thể. Và một trong những nguồn năng lượng trọng nhất đối với trẻ là thịt và cá.
Trong những tháng đầu đời, cha mẹ nên lưu ý rằng thịt và cá món ăn không đơn thuần chỉ là loại thực phẩm mới đối với cơ chế ăn của trẻ mà nó thực sự là một thành phần cần thiết trong chế độ ăn uống của trẻ ở năm đầu tiên của cuộc sống.
Thịt và cá chính là nguồn cung cấp protein và các axit amin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, thịt còn cung cấp các chất sắt, phốt pho, kali, magiê và vitamin B và cá rất giàu axit béo, bao gồm nhóm omega-3 cần thiết để sản xuất một loạt các hợp chất có hoạt tính sinh học liên quan đến quy trình của sự trao đổi chất, phát triển não bộ... Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, thịt và cá không nên quá mức vì này có thể gây ảnh hưởng đến thận và có thể có tác động tiêu cực đến chức năng gan của trẻ.
Thực đơn thịt cho trẻ
Đối với các loại thực phẩm từ thịt thì các mẹ nên ưu tiên hàng đầu cho những loại có nhiều phần nạc như: ngựa, thỏ, gà, thịt bò, thịt lợn nạc hoặc thịt cừu, thịt bê. Đối với những trẻ có biểu hiện dị ứng với sữa bò thì các mẹ không nên sử dụng thịt bò và thịt bê, thịt ngựa.
Khi món ăn được chế biến, sử dụng các loại thịt nạc, vị sẽ ngọt, ít chất béo và tốt tiêu hóa của trẻ. Trẻ bắt đầu tập ăn thì các mẹ chỉ cho một lượng thịt nhỏ là 5 gram, trộn với rau và thức ăn ngũ cốc của trẻ để bé làm dần dần với chế độ ăn mới.
Nếu quá trình cho trẻ ăn thử thuận lợi, sau đó các mẹ bắt đầu tăng dần số lượng thịt lên. Đến 9 tháng tuổi, hãy cho trẻ ăn khoảng 40 gram thịt mỗi ngày, và trong 1 năm tuổi tăng lên 60-70 gram/ngày, chế độ ăn của trẻ tăng dần lượng thịt lên 100g/ngày khi 1,5 tuổi và 120g/ngày khi trẻ 3 tuổi. Các chuyên gia Viện Dinh dưỡng lưu ý các mẹ hãy kết hợp thêm các loại rau củ ngũ cốc vào chế độ ăn kèm thịt cho trẻ.
Lợi thế của cá là cấu trúc phần thịt mềm rất dễ tiêu hóa, và protein của cá cũng được tiêu hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn so với các loại thịt. Ngoài ra, cá là một nguồn cung cấp flo, phốt pho và iốt, có tác động quan trọng vào sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Tuy nhiên, đối với trẻ, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo không nên cho trẻ ăn cá vào 8-9 tháng tuổi đầu tiên của. Chỉ để cá xuất hiện trên thực đơn của con một tháng sau khi trẻ đã được ăn các loại thực phẩm từ thịt. Điều này chủ yếu để cho trường hợp trẻ có thể gặp phải phản ứng dị ứng với cá.
Sau từ 8 – 9 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ tập ăn cá với 1/2 muỗng cà phê thịt cá cho một ngày khi trẻ 8 tháng tuổi, tăng dần khẩu phần lên 50g/ngày (khi trẻ được 9 tháng tuổi), và khi trẻ 1 tuổi hãy tăng lên 60g/ngày. Đối với những năm đầu đời của trẻ, mẹ hãy cho trẻ ăn các loại cá biển và nạc là tốt nhất như: cá thu, cá hồi...
Đối với trẻ lớn hơn mẹ có thể tạo một thực đơn hấp dẫn cho trẻ bằng việc hấp cá, nướng cá để hợp với sở thích ăn uống của trẻ hơn.
Trứng gà
Ngoài cá và thịt, nguồn protein trong chế độ ăn của trẻ còn có từ lòng đỏ trứng gà Lòng đỏ trứng gà thường được thêm vào thức ăn của trẻ ( trộn vào hồn hợp bột cho trẻ). Ở độ tuổi 6 tháng tuổi khi lần đầu tiên ăn trứng, các mẹ hãy cho trẻ ăn 1/8 của lòng đỏ và tăng dần số lượng đến 1/2 lòng đỏ trứng khi trẻ được 8 tháng. Các mẹ cũng nên thận trọng với biểu hiện không dung nạp trứng gà ở trẻ trong độ tuổi này.
Theo Afamily