Mẹ và bé - Quà Tết đặc biệt

O -Chị Hai tôi là bác sĩ của một bệnh viện lớn của thành phố. Sức khỏe là vàng, chị lại là bác sĩ giỏi, tính tình hiền hậu, dịu dàng, kiên nhẫn, nên được nhiều bệnh nhân yêu quý. Ngày thường, nhà chị hay có khách, có quà biếu đã đành, ngày Tết, nhà chị trở thành..."cửa hàng quà biếu".

Ghé chơi nhà chị vào dịp Tết, tôi thường thấy cảnh các con chị hớn hở chạy ra, chạy vào thông báo: "Mẹ ơi, nhà có khách", "Mẹ ơi, lại có quà nữa kìa". Quà nhiều quá, ê hề trên dưới, nhiều thứ đắt tiền, nên dần dân bọn trẻ thấy quen, thấy không quý và thậm chí hiểu rằng: "Người ta phải cho quà nhà mình là đương nhiên". Lại nhìn cảnh bố mẹ phân loại quà cáp, định lượng giá trị, tính toán cho bớt chỗ này chỗ kia... tùy theo mức độ thân quen, tụi nó phần nào hiểu được những gì... chưa đáng hiểu. Không ít lần, tôi chứng kiến cảnh các cháu khệ nệ khiêng quà vào nhà, ngó ngang ngó dọc rồi trề môi: “Chả có gì cả, cho thế mà cũng cho”.

Thế nhưng chưa bao giờ thấy chị tôi la các cháu. Chị chỉ cười, “Bọn trẻ ngày nay khôn lắm. Nó nhìn qua là biết quà giá trị hay không”. chuyện ấy chỉ ở trẻ con đã đành, nó “lây lan" sang cả chị người làm giúp việc cho chị tôi gần 8 năm, giỏi phân biệt “người sang, kẻ hèn” hơn cả trẻ con. Nên chị cứ tùy theo đó mà vui cười hay mặt hầm hầm mở cánh cổng sắt to đùng cho các gói quà trôi qua.

Tết năm nay, nhà tôi có khách đặc biệt, đó là chị Năm, người phụ nữ đã từng giúp mẹ tôi trông nom chúng tôi mấy chục năm về trước. Ngày đó, mấy chị em tôi đều phải qua tay chị bế bồng, vì sau khi sinh năm đứa con, mẹ tôi không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con cái nữa. Không chồng, không con vì có chút dị tật  ở trên mặt, nên chị sống chung với gia đình tôi và yêu thương chúng tôi như ruột thịt. Chúng tôi ăn món chị nấu, ngủ trong lời chị ru. Đặc biệt thời đó, nhà không khá mấy, mẹ tôi chẳng mấy khi mua được bánh trái cho chúng tôi ăn, chị Năm thường về học lóm mẹ chị, làm những món bánh quê từ các loại nguyên liệu rẻ tiền cho chúng tôi ăn chơi. Ngon nhất ngày ấy với chúng tôi là những miếng bánh khoai mì nước dừa, dẻo thơm, béo ngậy.

Mãi sau này, chúng tôi đã khôn lớn và mẹ chị cũng quá già, chị Năm mới rời gia đình tôi về quê nuôi mẹ. Đường xá xa xôi cách trở, công việc lu bù, đã nhiều năm chúng tôi không gặp chị. Tết năm nay, sau khi mẹ mất, còn lại một mình trên cõi đời, chị mới đóng cửa nhà, lặn lội vào Sài Gòn ăn Tết với chúng tôi khi được chị em tôi thiết tha mời gọi.

Quà Tết chị mang cho chúng tôi là một gói bánh khoai mì to, thứ bánh ngày xưa chị hay làm cho chúng tôi ăn ngày thơ bé. Nhận gói quà từ tay chị, chị gái tôi hớn hở kêu các con: “Bác cho quà này các con. Ra xem. Ngày xưa mẹ thích món này lắm…”. Ánh mắt chị rưng rưng  khi nhớ đến tuổi thơ thời khốn khó: “Trời ơi, làm món này cũng cực lắm, ngày xưa còn có tụi em xúm vào giúp ghiền bột, xay dừa, nay ai giúp chị mà làm chi cho cực vậy?”. Chị Năm móm mém cười: “Cho tụi bây ăn nhớ ngày xưa…”. Quay ra mấy đứa con, chị Hai tôi chưa kịp kể lể cho các con nghe thì thằng con trai lớn của chị cầm gói bành từ tay mẹ, rồi nhăn mặt trả lại: “Bánh này làm sao ăn được hả mẹ, nhìn dơ dơ sao ấy”. Thằng nhỏ thì trề môi cười rồi bỏ chạy vào sau nhà. Cả tôi, chị Hai đều sượng sùng nhìn nhau, tình huống dở khóc dở cười. Tôi đành nói đỡ: “Bọn nhỏ nhà chị quen ăn đồ Tây rồi, nó không biết những món này đâu”.

Chiều hôm ấy, tôi thấy chị Hai mình buồn hẳn, chị tâm sự với tôi: “Bao lâu nay, chị không để ý chuyện này, cứ tưởng đó là chuyện đùa vui trong nhà. Ai dè nó có thể làm người khác tổn thương đến thế. Chị em mình đã lớn lên với những món ăn đơn sơ này của chị Năm. Chị ấy già rồi còn lụm cụm làm mang vào cho mình, để nhắc nhở tình nghĩa ngày xưa. Món quà ấy mới là quý nhất… Phải dạy lại cho tụi nhỏ thôi, để tụi nó biết trân quý tấm lòng của người khác…”

Ông bà mình thường rất coi trọng việc quá cáp , biếu tặng nhau vào những ngày lễ lớn như Trung thu, Tết âm lịch. Con biếu cha mẹ, anh chị em biếu nhau, nhân viên biếu sếp, bạn bè đồng nghiệp biếu nhau... Một tập tục đẹp, thể hiện sự yêu mến, kính trọng trong quan hệ giữa con người với con người.

Thế nhưng, cuôc sống ngày càng biến đổi khiến nhiều nhận thức, quan niệm của con người, nhất là của không ít người trẻ về tình cảm, lòng người, ý nghĩa của quà cáp cũng thay đổi. Và nếu không kịp thời uốn nắn, những xa rời lệch lạc ấy sẽ ngày càng lớn hơn...ảnh hưởng đến lối sống và nhân cách của mỗi người.

Thiên Hà

 


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1727 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm