Dạo này chị Ngọc thường xuyên than ngắn thở dài với chồng: “Con người ta cũng tuổi ấy thì chững chạc, khôn ngoan, con mình thì lúc nào cũng đù đù như gà công nghiệp”…
Lắm lúc nhìn cậu con trai chuẩn bị lên lớp 8 còn ngơ ngác trong mọi việc chị Ngọc không khỏi buông tiếng thở dài. Vì nhà có mỗi một mình con nên anh chị dồn mọi sự yêu thương, chiều chuộng và chăm chút vào con nên đến bây giờ, khi cao gần bằng mẹ, cu Mạnh vẫn không biết việc để làm, ngay đến cả việc “giúp mẹ” chọn thức ăn cho mình đến cắm cơm hoặc cầm cái chổi quét nhà cu Mạnh cũng không biết cách.
Cũng giống như chị Ngọc, nhiều ông bố bà mẹ, ngay từ nhỏ không tạo cho con thói quen bằng việc đặt nền móng độc lập cho hành vi có trách nhiệm sớm với bản thân và gia đình, đã khiến con như “gà công nghiệp” khi va vấp với xã hội bên ngoài, lớn tồng ngồng vẫn tối thiểu không biết cách tự chăm sóc cho bản thân.
Để con có thể trưởng thành và tạo cho con thói quen thoải mái động tự lập với những hoạt động của mình, cha mẹ đóng góp một phần không nhỏ trách nhiệm.
Ban đầu, các mẹ hãy tạo thói quen tự lập cho con bằng việc giáo dục để con có thể hoạt động tự lập dễ dàng ngay từ khi con còn nhỏ như:
- Cho con lựa chọn quần áo của riêng mình để mặc vào buổi sáng
- Cho phép con thử làm một số món trong các bữa ăn của mình và tự lựa chọn bữa ăn nhẹ cho bản thân.
- Cho con tập đi xe đạp và hướng dẫn để con có thể tham gia giao thông thành thạo sau khi có sự giám sát của cha mẹ.
- Cung cấp cho con một cuốn sổ để theo dõi việc học ở trường và các thời gian biểu khác để con có thói quen với giờ giấc và công việc.
- Giảng dạy và hướng dẫn con theo dõi thời gian và kết hợp sắp xếp các công việc mình làm trong ngày, chẳng hạn như đi học và về nhà vào thời gian nào?, xem truyền hình vào thời gian nào?, thời gian nghỉ ngơi – giải trí vào lúc nào?...
- Tạo cho con một biểu đồ về trách nhiệm gia đình và cho phép con theo dõi những gì con đã hoàn thành.
- Hướng con đến với những buổi thảo luận tư duy độc lập để con có thể chịu dần được tính “áp lực” thấu đáo của một vấn đề nào đó.
Trong độ tuổi con từ 9 – 13 tuổi, con sẽ bắt đầu phát triển ý thức cái tôi của mình và mong muốn được tự do hơn. Lúc này là lúc con cần sự dạy bảo kĩ càng hơn:
- Cha mẹ hãy hướng dẫn con đến với trách nhiệm của bản thân đối với cá nhân mình và gia đình.
- Đừng ngại để “thu hồi” một số quyền lợi của con khi con hành xử không đúng đắn.
- Hãy cho con có quyền tự do hơn trong từng bước nhỏ để xem nếu con có xử lý chúng một cách có trách nhiệm hay không.
- Hãy cởi mở để thỏa hiệp. Đàm phán giúp con suy nghĩ và chuẩn bị để thực hiện một kế hoạch cho bản thân với niềm tin của riêng con. Thỏa hiệp cho phép con biết rằng bạn tôn trọng quan điểm của con và hy vọng con sẽ tôn trọng bạn.
- Thưởng phạt rõ ràng để con biết rằng chúng luôn được khuyến khích và phải biết phấn đấu. Hãy nói cho con biết những gì con làm đúng và những gì con làm chưa đúng. Có như vậy con mới có khả năng suy xét khi hành động một mình.
- Đừng quá nhanh chóng đưa ra lời khuyên. Khi con đang lúng túng hãy hỏi con của bạn để thảo luận về tình hình đó, sau đó dẫn dắt con để con có thể tự đưa ra những giải pháp hợp lý.
- Đừng làm mọi thứ cho con. Điều này là vô cùng quan trọng để chống lại sự ỉ lại tất cả mọi thứ của con cho cha mẹ. Trên thực tế nhiều cha mẹ cho rằng mình làm tất cả mọi việc cho con để bảo vệ và giúp con an toàn. Các cha mẹ không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tình cảm của con. Con sẽ quen với việc cho phép mình tái phạm những sai lầm nhỏ khi không được can ngăn từ người lớn.
Theo Afamily