Sự thấu cảm không có nghĩa lúc nào ta cũng phải thể hiện mình thật đẹp trong mắt mọi người, không có nghĩa luôn phải che giấu những cảm xúc thật của mình. Có rất nhiều cảm xúc trong mỗi con người, trong đó, những cảm xúc cơ bản nhất là buồn, vui, sợ hãi, điên rồ, ngạc nhiên, chán ghét. Nhưng các bậc phụ huynh thường chỉ để ý đến một số các trạng thái tình cảm của con em mình mà bỏ qua những cảm xúc còn lại. Vì lẽ đó, một số trẻ có thể sẽ quen với việc kìm nén một số cảm xúc và lạm dụng những cảm xúc khác. Dưới đây là một vài kinh nghiệm cho cha mẹ:
- Lúc này, có lẽ con đang cảm thấy nản lòng bởi vì chúng ta đến hơi trễ nên không tham gia kịp trò chơi.
- Hôm qua con ngạc nhiên khi biết bà ngoại sẽ đến chơi nhà mình phải không?
- Mẹ thấy con rất vui khi đội banh ở lớp con thắng trong trận luân lưu 11m.
- Con nhớ không, hôm trước do con quá căng thẳng, nên con đã mất nhiều thời gian hơn để làm cho xong những việc được giao. Lần này, mẹ thấy con không căng thẳng như hôm trước nữa, con thấy đấy, kết quả là con đã hoàn thành những việc được giao nhanh hơn.
- Cô bạn búp bê này của con khóc khi con không chơi cùng bạn ấy. Theo con thì bạn búp bê sẽ cảm thấy thế nào khi ở một mình?
- Con có thấy chú cún con kia đang ve vẩy đôi tai khi gặp cậu chủ không? Mẹ đố con, cún con đang cảm thấy thế nào?
- Con vừa nói hình như bụng con cồn cào như có kiến bò. Con diễn tả cảm giác ấy cho mẹ xem!
- Con có những cảm giác giận/ buồn/ vui/ ghét cay ghét đắng/ hay lo lắng vào những khi nào?
- Con cho bạn Hằng cùng chơi búp bê với con vì con thấy bạn ấy buồn. Con làm vậy là rất đúng.
Anh Trần (theo Family Education)