Có lúc cha mẹ gặp một chút khó khăn khi định vị những chuyện con cái đang nói có phải là sự thật hay không. Nếu đang ở trong trường hợp này,cha mẹ hãy nghĩa đến 10 dấu hiệu phổ biến dưới đây nhé.
Được biết, những dấu hiệu phổ biến này đã được trung tâm Y tế MetroKids (Mỹ) đưa vào giáo trình giảng dạy của họ như một bài học chuyên sâu khi nuôi dạy trẻ tại đây các mẹ à.
Bất thường trong lời nói hoặc hành động
Khi đang nói dối, con của bạn sẽ có thể đột ngột kể một câu chuyện nào đó hoặc có những hành động bất thường như đứng lên với hai bàn tay sau lưng.
Nói chung những cử chỉ bất thường của trẻ hoặc vị trí cơ thể có thể cho thấy trẻ đang nói dối.
Đôi mắt nhấp nháy
Đôi mắt của trẻ có thể nhấp nháy nhiều hơn và thường xuyên hơn lúc bình thường hoặc chúng có thể không nhấp nháy so với lúc bình thường… Tất cả những biểu hiện thái quá ở mắt đều có thể là bằng chứng kết luận trẻ đang nói dối.
Tâm trạng bồn chồn
Bạn có thấy con của bạn vắt tay hoặc loay hoay không tự nhiên trong khi kể câu chuyện của mình không? Đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ không cảm thấy không thoải mái vì trẻ đang không nói ra sự thật đấy.
Đi lang thang
Bỏ đi lang thang để có thời gian suy nghĩ có thể cũng là lựa chọn của một số trẻ khi đang nói dối. Bởi vì trẻ đang cố gắng để làm cho câu chuyện của mình trở nên đáng tin cậy hơn bằng cách thêm hành động này.
Thay đổi ngữ điệu khi nói chuyện
Trẻ đang nói rất dài và tạm dừng, trẻ do dự hoặc nói bằng một giọng thấp hơn… cũng là những manh mối để bổ sung cho một đứa trẻ đang nói dối.
Ánh mắt bất thường
Khi những em bé đang nói dối sẽ thường không dám tiếp xúc hoặc nhìn trực tiếp người đối diện bằng ánh mắt quang minh chính trực. Khi ấy ánh mắt của chúng thường khá bất thường. Nhất là với những trẻ đã lớn và hiểu biết hơn, bạn sẽ thấy ánh mắt của chúng rất đáng khả nghi và thiếu sự thành thật.
Sự lặp lại
Một dấu hiệu khác cũng khá phổ biến của việc nói dối là trẻ nhà bạn cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi như là một phần của một phản ứng tự nhiên. Đây là một cách để trẻ muốn trì hoãn mọi chuyện và để có thêm thời gian để nghĩ về một câu chuyện mới.
Ví dụ, nếu bạn hỏi con về những gì họ đã làm với một người bạn sau giờ học, chúng có thể sẽ lẩm bẩm: "Con đã làm gì sau giờ tan học á?" …
Chạm vào các bộ phận của khuôn mặt
Chạm vào các bộ phận của khuôn mặt cho dù gãi tai hoặc đưa tay lên mũi, gãi đầu… đều có thể là dấu hiệu con của bạn không đang nói sự thật. Tương tự như vậy, liếm hoặc cắn môi cũng là một biểu hiện nói dối khác của trẻ.
Không nhất quán trong câu chuyện
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ thấy trong những câu chuyện của con bạn sẽ có những mâu thuẫn không đồng nhất. Đây chắc chắn là một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất mà mẹ bé có thể kết luận trẻ đang nói dối hoặc đang đối phó.
Những phản ứng phòng thủ
Một đứa trẻ nói dối thường sẽ phản ứng thái quá với những lời buộc tội của cha mẹ chúng. Vì thế, cha mẹ trẻ hãy cảnh giác nếu những đứa trẻ nhà bạn bỗng dưng có phản ứng phòng thủ hơi thái quá nhé.