Làm thế nào để dạy bé tự lập?

Liệu đến lúc nào con bạn mới lớn lên và tự lập hơn? Ở độ tuổi từ 5 đến 12, con bạn có xu hướng lớn hơn và độc lập hơn. Tuy nhiên có những trẻ luôn dựa dẫm vào sự chăm sóc của cha mẹ và không muốn lớn lên.

Những biểu hiện để nhận diện trẻ thiếu tự lập:

- Không tự làm bất cứ việc gì nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ.

- 5 tuổi vẫn không tự buộc dây giày.

- Không tự giác làm bài tập nếu không có sự giám sát của người lớn.

- Không bao giờ tự chơi một mình.

- Khi cả nhà cùng đi xem phim thì trẻ cũng luôn muốn biết kế hoạch tiếp theo là gì, thậm chí là tiếp theo nữa để lấp đầy thời gian biểu của mình.

Cha mẹ nên làm gì?

Mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện riêng vì vậy cha mẹ hãy quan sát để tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

Cha mẹ nên xem xét lại những yêu cầu của mình xem liệu chúng có quá sức đối với trẻ hay không? Ví dụ trẻ 5 tuổi thì khó mà tự trải giường cho mình một cách gọn gàng được vì vậy cha mẹ nên kiên nhẫn, không nên yêu cầu con tự làm những việc quá sức so với lứa tuổi.

dạy trẻ tư duy

Cha mẹ nên tự hỏi liệu việc trẻ không tự lập có gây phiền phức nhiều không? Phải chăng vì luôn phải lo lắng cho con nên chúng mới nảy sinh tâm lý ỷ lại vào bố mẹ.

Hãy nhìn xa hơn. Đôi khi không phải trẻ thiếu tự lập mà là do trẻ đang sợ hãi một điều gì đó. Chẳng hạn trẻ sợ bóng tối nên cần cha mẹ ở bên cạnh để có thể yên tâm ngủ.

Hãy trao đổi với những phụ huynh có con cùng độ tuổi với con bạn. Không phải để so sánh và mà để thử xem vì sao con mình lại xử sự như vậy, liệu những đứa trẻ khác sẽ xử sự như thế nào nếu ở vào hoàn cảnh đó. Nếu con bạn thiếu tự lập thì đừng lo lắng mà hãy giúp đỡ chúng.

Sau một thời gian quan sát và rèn tính tự tập cho con, nếu không có kết quả, bạn có thể tham khảo ý kiến của một bác sỹ tâm lý hoặc tâm thần học trẻ em. Các chuyên gia sẽ giúp bạn có cách nhìn khác về vấn đề của mình. Sau khi trao đổi với con bạn và với bạn, chắc chắn họ sẽ tìm ra được mấu chốt của vấn đề và đưa ra giải pháp thích hợp.

Để giúp các chuyên gia xác định chính xác nguồn gốc của vấn đề bạn phải trao đổi thật kỹ, ví dụ như con bạn thiếu tự lập trong những trường hợp nào, có phải bạn luôn tạo cảm giác rằng con còn bé bỏng hay có một sự kiện nào đó đã xảy ra tác động lên cách cư xử của con?

Cha mẹ nên tập luyện cho con từ từ, từng bước một. Tuyệt đối không để trẻ một mình ngay lập tức, hãy chơi với con và trả lời các câu hỏi của con.

Luôn cho con biết thời gian biểu của cha mẹ. Giả sử con sợ ở nhà một mình, bạn có thể kể cho con nghe những gì bạn sẽ làm, như "mẹ sẽ đi chợ và mua trái cây ở chỗ cô bán trái cây đeo kính màu đỏ hôm trước ấy, 20 phút nữa mẹ sẽ về". Lúc ấy con có thể tưởng tượng được những gì bạn sẽ làm khi ở xa bé. Và đừng quên khi về hãy khen ngợi con vì đã dũng cảm ở nhà một mình.
Đừng bao giờ đáp ứng đòi hỏi thái quá của trẻ. Luôn cứng rắn để trẻ biết rằng bé có thể tự làm tốt được nhiều việc.

Và cuối cùng, bạn đừng ngần ngại nhờ cả gia đình giúp đỡ mình trong việc rèn tính tự lập cho con.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1742 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm