Bạn nên làm gì khi biết con nói dối? Tác giả bài viết trên Sheknows và bác sĩ trị liệu Dyan Eybergen đã giải thích tại sao trẻ nói dối và đưa ra những lời khuyên phù hợp với từng lứa tuổi về việc dạy con tầm quan trọng của tính trung thực.
Lý do vì sao trẻ nói dối phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của trẻ. Trẻ nhỏ chưa phân biệt được giữa việc tạo lòng tin và thế giới thực. Chúng luôn được trí tưởng tượng mách bảo rằng nói dối là một cố gắng để kiểm tra các ranh giới và bảo đảm sự an toàn của môi trường quanh chúng.
Trẻ lớn hơn không cần thiết nói dối để trốn tránh một số thứ. Điều chúng nói để đối ứng với nhu cầu được biết sự thật có thể thay đổi tuỳ theo sự việc và độ am hiểu tình huống của trẻ.
Ví như ở một tình huống tai nạn giao thông chẳng hạn, nếu có 10 người chứng kiến rõ ràng thì cũng chưa chắc 10 người ấy đều kể lại như nhau. Chi tiết câu chuyện phụ thuộc nhiều vào mức độ quan sát sự việc và tác động tâm lý ở từng người.
Khi trẻ rõ ràng nói dối để che giấu sự thật, cha mẹ cần để ý ít hơn vào lời nói dối mà tập trung hơn tới cách giải quyết tình huống. Những lời răn dạy, khuyên bảo dễ hiểu dần dần bằng cách đẩy mạnh tính trung thực được coi là một lựa chọn đúng đắn. 4 lời khuyên sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn.
Trẻ nhỏ cần được hướng dẫn và củng cố, tăng cường về việc nói đúng sự thật
Hãy chấp nhận bước vào thế giới tưởng tượng của con và kiểm tra giá trị của việc tạo niềm tin của trẻ bằng cách đưa ra những câu hỏi tu từ như: "Mẹ muốn biết có phải bạn A chỉ nói là lấy đồ chơi của em con chỉ vì không muốn con bị rắc rối hay không? Nếu đó là sự thật, con có thể nói bạn ấy rằng con sẽ không sao nếu nói thật; mẹ sẽ giúp con giải quyết chuyện này". Nếu thấy chưa có dấu hiệu con nhận lỗi, bạn có thể vờ nói chuyện về A: "Hôm nay, bạn A sẽ không được phép vào phòng em gái con thêm một lần nào nữa; bạn ấy cần phải hiểu rằng việc đụng vào đồ đạc của em con là sai".
Thay vì tập trung vào việc tìm ra sự thật, hãy chú ý tới vấn đề lớn bao trùm hành động ấy
Ví dụ, nếu bạn nghĩ con đã ăn hết những thứ đồ ăn nhẹ mà bạn đã chuẩn bị trong tủ lạnh cho con trong vòng 1 tuần nhưng con thề là không làm vậy thì cũng đừng day đi day lại sự thật. Đồ ăn đã hết và việc cứ căn vặn bé xem liệu có phải chính bé đã ăn thì vô tình bạn đã khiến bé thêm tưởng tượng về sự việc. Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của trẻ bằng việc chỉ ra các giải pháp làm sao để đồ ăn có thể dùng được cho vài ngày như bạn định.
Vậy nên bạn cũng không phải đi ra ngoài mua thêm đồ ăn nữa. Nếu thứ 4 hết đồ thì cũng phải lần đi chợ cho tuần tiếp theo bạn mới mua tiếp. Bữa trưa của bé có thể sẽ làm bé chán một chút vì không có gì nhấm nháp sau bữa chính trong vài ngày. Nhưng trong cách giải quyết này, bạn đã buộc trẻ phải có trách nhiệm với hành động của chúng. Mọi thành viên trong gia đình đều cần xác định rõ rằng khi đồ ăn vặt của bé hết, không ai được mua thêm cho bé cho tới lần mua đồ sau. Và khả năng mong manh nào đó bạn nghi ngờ có thể còn có một "thủ phạm" nữa trong vụ này thì không nên đổ lỗi nhầm cho bé.
Tập trung khi trẻ nói thật cho dù là sự thật rất nhỏ
Đánh giá tính trung thực của trẻ và xem bé khó khăn thế nào để nói thật khi biết sẽ gặp rắc rối vì đã làm việc không nên làm: "Mẹ đánh giá cao việc con đã nói với mẹ chuyện gọi điện thoại lung tung. Giờ con định thế nào? Con có ý kiến gì không?" Bé có thể sẽ gọi tới những số điện thoại kia và xin lỗi vì hành động khiếm nhã của mình.
Nói dối thành việc nghiêm trọng khi mọi người bị tổn thương về thể chất, tinh thần nếu như sự thật không được nói ra - bạn nên đưa thông điệp cho trẻ hiểu việc nói thật sẽ giúp cho trẻ tránh được rắc rối với bố mẹ
Bạn có thể vẫn phải phối hợp cùng nhau để tìm ra giải pháp cho vấn đề và kết quả có thể xảy ra tuỳ bản chất của tình huống nhưng không phải áp dụng những hình phạt quá nặng. Sự sợ hãi có thể buộc trẻ phải quan tâm. Với cách này bạn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nói thật và đánh giá cao ý thức đạo đức của trẻ khi biết mình đã đúng vì làm được việc đó.