AVS - Tiếng than 'xé lòng' của người mẹ: 'Trẻ tự kỷ không phải bị thần kinh!'

"Mẹ muốn làm gì đó để cùng mọi người la toáng lên rằng, tự kỷ không phải là bị thần kinh, là hấp dở. Người tự kỷ có thế giới cảm quan khác biệt, tuy tự thấy mình đang cô đơn nhưng không biết cách hòa nhập như thế nào...".

"... Thế nên dù bệnh tự kỷ làm con khác xa chị con, mẹ vẫn thấy bên trong con một đứa bé vẫn luôn cố giơ tay cầu cứu mẹ. Bỏ đi cái tấm bùng nhùng tự kỷ vẫn nén chặt con bao năm qua, con vẫn là đứa con biết yêu thương và muốn được yêu thương... Chúng mình phải dựa vào cộng đồng thôi, phải kéo cộng đồng gần lại với chúng mình để cảm thông, sẻ chia, và giúp đỡ… Mẹ biết là rất khó, nhưng đó là một hy vọng mới của mẹ”.

Đây là tâm sự của một bà mẹ có con tự kỷ trên diễn đàn Tretuky.com nhân ngày Thế giới nhận biết về chứng tự kỷ 11/4. Người phụ nữ này, cũng như cha mẹ những trẻ tự kỷ khác, vẫn biết rằng để giúp con hòa nhập được với cuộc sống, bản thân họ phải thật kiên trì, phải dốc vào rất nhiều tâm lực, nhưng nếu có sự giúp đỡ từ cộng đồng thì con đường ấy sẽ ngắn hơn rất nhiều.

Một cánh tay chìa ra, ngàn cánh tay nắm lấy

Bé K. nhà chị Trang (Phương Mai, Hà Nội) có chẩn đoán tự kỷ khi ba tuổi, giờ đã đến tuổi đi học. Chị đã mất bốn tháng ròng rã để tìm trường cho con. Trang không tìm các trường nổi tiếng, không cần cô giáo thật giỏi bởi chị biết nhu cầu của con mình không giống những trẻ khác, cái bé cần nhất là một địa chỉ thân thiện để hòa nhập. Chị đến từng trường một, lân la hỏi chuyện người bảo vệ xem cô giáo nào hiền, cô giáo nào có thể hiểu và thông cảm cho con mình. Biết được thông tin tốt về ai, chị lại đưa con đến lớp của cô giáo đó để học thử vài buổi. Bé K. cứ học thử rồi lại nghỉ. Suốt mùa hè năm 2009, hai mẹ con chị đã qua gần chục trường học.

Và rồi chị tìm được trường N., vẫn với những ngổn ngang lo lắng. Đó không chỉ là nỗi lo liệu con có theo kịp lớp, có thực hiện các quy định của trường không mà có cả sự băn khoăn liệu con có cảm thấy an toàn, có hòa nhập được với môi trường đó không. Và cuối cùng chị cũng cảm thấy yên tâm.

“Cô giáo chủ nhiệm của bé có thể chưa hiểu rõ về căn bệnh tự kỷ nhưng cô đã chấp nhận sự khác biệt của cháu, chấp nhận những lúc con tôi nói trống không, thậm chí cả những lần bé đi vệ sinh ra quần áo, lớp học. Cô trăn trở hỏi han tôi mỗi khi con có những biểu hiện khác lạ. Điều đó thực sự làm tôi cảm động”, chị Trang tâm sự. "Thậm chí cô giáo đã làm bé quyến luyến đến mức có thời gian cô đi đâu là bé đi tìm cô ở đó. Nhiều bạn học cùng lớp với cháu còn mách lại là hôm cô giáo đi họp, cháu cứ đi tìm cô”, chị Trang vui vẻ kể lại.

Giao tiếp với cộng đồng, trẻ tự kỷ sẽ hòa nhập nhanh hơn.


Năm học đầu tiên đã gần kết thúc, kết quả học tập của bé K. đã mang lại cho chị nhiều bất ngờ. Bé tiếp thu bài tốt, có thể viết chữ hoa chữ thường, có thể làm Toán, đặt câu...

Chuyện của bé A., con chị K., cũng tương tự. Trước đây khi còn ở nhà, lúc nào bé cũng buồn rười rượi, ai gọi cũng không thưa, không quay lại. Đến tuổi đi học, chị K. quyết định cho bé tham gia vào lớp học bán hòa nhập do Viện Giáo dục và trường Tiểu học Bạch Mai tổ chức. Để con tham gia vào môi trường rộng hơn, chị K. không khỏi lo lắng. Suốt thời gian đầu, chị chăm chú theo dõi từng hành động của con khi vào lớp. Nhưng chỉ sau một tháng tham gia, những tiến bộ của con đã làm chị không kìm nổi xúc động: “Giờ cháu đã nô đùa cùng các bạn. Khi cô giáo gọi, cháu đã biết trả lời chứ không ngồi lì một chỗ như trước”.

Trẻ tự kỷ cần được hòa mình

Chuyên gia tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, trưởng bộ phận tư vấn trị liệu tâm lý trẻ em, Phòng khám Tuna (Hà Nội), cho biết thời gian gầy đây, vấn đề trẻ tự kỷ đã được nhìn nhận và biết đến nhiều hơn nhưng nhận thức của xã hội về căn bệnh này vẫn còn rất mơ hồ. Vẫn còn một bộ phận rất đông có cái nhìn kỳ thị mà không biết rằng, trẻ tự kỷ ở thể nhẹ hoàn toàn có thể hòa nhập được với cuộc sống, đặc biệt là khi có sự trợ giúp từ cộng đồng.

Theo chuyên gia Thanh Tùng, khiếm khuyết của trẻ tự kỷ chính là ở khả năng giao tiếp, sự tương tác với xã hội. Vì vậy, ngoài việc để các cháu sinh hoạt trong môi trường chuyên biệt, việc những người xung quanh chấp nhận trẻ và chịu giao tiếp với trẻ cũng giúp cho khả năng giao tiếp của những em bé này được hoàn thiện. “Ngay với những bé đã tham gia các khóa can thiệp sớm ở trung tâm, chúng tôi vẫn khuyến khích cha mẹ cho đi học mẫu giáo cùng với các trẻ bình thường khác”, chuyên gia Thanh Tùng nói thêm.

Theo chị, sự xa lánh hay kỳ thị của cộng đồng chỉ làm cho trẻ tự kỷ ngày một tách biệt với cuộc sống. Trái lại, nếu có một môi trường thân thiện, những nét khác biệt được tôn trọng thì trẻ tự kỷ có thể phát triển tốt những khả năng của mình.

“Vì vậy, muốn trẻ tự kỷ có thể hoàn thiện khả năng giao tiếp, tầm quan trọng của cả ba môi trường gia đình, chuyên biệt và xã hội là như nhau”, chuyên gia Thanh Tùng nhấn mạnh.
Con ơi, khoan hãy lớn!

Đã bao lần mẹ cầu xin như vậy. Đừng trách mẹ nhé con! Quả thực con đã lớn quá nhanh mà mẹ thì chưa chuẩn bị kịp cho con lớn.

Cu Tý tự kỷ ngày nào nay đã trở thành một thanh niên tự kỷ. Nghĩ lại, khi con còn nhỏ, mẹ không biết tự kỷ là gì, mẹ chẳng giúp được gì cho con. Đến khi mẹ hiểu và có thể làm được gì đó thì con đã qua tuổi can thiệp sớm. Đến tuổi con đi học, mẹ ao ước con được ngồi giữa bạn bè, được nghe tiếng trống trường rộn rã, được nhìn thấy con ào ra, ôm chầm lấy mẹ khi tan trường... song khi đó chưa có trường nào có thể giúp con. Và con cứ lớn lên... Đến bây giờ, khi nhiều trường đã hiểu, đã có người hỗ trợ các con thì con đã vượt qua cái tuổi ấy rồi...

(Tâm sự một bà mẹ trên diễn đàn Trẻ tự kỷ)
Theo Báo Đất Việt

Theo Giadinh.net


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1249 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm