Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ chậm nói, trong đó chủ yếu là do môi trường gia đình, cách dạy dỗ của cha mẹ.
Nếu con bạn đã 2 tuổi mà vẫn không thể nói được thì chắc chắn con bạn biết nói chậm. Nguyên nhân chính là do sức nghe của bé yếu, không phản ứng lại được với các tác nhân xung quanh và cũng do cách dạy con nói của bố mẹ. Bạn có thể thực hiện một phép thử với bé, nếu đúng là sức nghe của bé yếu thì bạn cần áp dụng một phương pháp đặc biệt để bé có thể tập nói dần dần.
Cách thử khả năng nghe của bé, bạn có thể lấy một con búp bê phát nhạc, hoặc một chiếc lục lạc, đặt phía sau lưng bé khoảng 50cm, nếu khi phát ra tiếng nhạc (hoặc tiếng lục lạc) mà bé không có phản ứng gì, không quay đầu lại thì tức là sức nghe của bé kém.
Để bé yêu có thể nói được, điều đầu tiên là bé phải nghe và nhìn thấy mọi thứ xung quanh ngay từ những tuần đầu tiên sau khi ra đời. Bởi vì ngôn ngữ được hình thành ngay từ những năm đầu đời, do đó, đến khoảng 7 tháng tuổi bé đã bập bé được một số âm rõ ràng, khi được khoảng 1 tuổi thì bé đã có thể bắt chước một vài từ đơn giản. Khi đến 2 tuổi, bé đã có thể nói nhiều hơn, tuy là chưa rõ ràng và tròn vành và từ qua 2 tuổi trở đi, ngôn ngữ của bé được hoàn thiện nhanh chóng nhất.
Nếu như ngay từ khi sinh ra, trẻ có thể nghe được nhưng thiếu sự giúp đỡ, dạy dỗ từ cha mẹ thì dần dần bé sẽ không biết nói. Bởi vì, trẻ nghe được nhưng không biết cách phản ứng lại với những điều được nghe, mà ở đây chính là nói ra điều bé muốn.
Dưới đây là một số phương pháp huấn luyện giúp phát triển khả năng nghe nói của bé:
Kết hợp giữa nghe và nhìn
Mỗi khi muốn nói một điều gì đó với bé, bạn hãy nói, sau đó có thể kết hợp với các động tác phụ họa cho điều bạn vừa nói, như tay chân, nét mặt, dáng điệu… Cần nhớ là phải để bé vừa nghe vừa nhìn thấy động tác của bạn.
Để bé nói theo
Bạn và bé ngồi trong phòng, bạn hãy nói những chữ đơn giản, ngắn gọn như a, à, á… sau đó để bé nói theo các từ bạn đã nói. Dần dần, bạn mở rộng ra nói những từ đơn giản như, pa, bà, ba… Mỗi ngày, hãy cùng bé luyện tập và để bé nói theo bạn cho đến khi bé phản ứng nhanh hơn với mỗi từ bạn nói.
Để bé biết nhận biết từ ngữ
Hàng ngày, bạn có thể nói với bé những từ đơn giản, chỉ những vật dụng xung quanh bé như tay, chân, quần, áo, đồ chơi, bà, bố, mẹ,… và nói rõ ràng các từ đó. Đây là cách nhanh nhất để bé nhớ được từ ngữ nhờ những thứ thường ngày bé tiếp xúc. Bạn nên nói lặp đi lặp lại mỗi từ nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau để bé có thể nhớ được.
Nói chuyện với bé
Hãy thường xuyên kéo bé vào cuộc nói chuyện với bạn, nội dung câu chuyện có thể rất đơn giản thôi, bạn cứ nói những câu đơn giản, xoay quanh những vật trong nhà, những vật bé nhìn thấy… và buộc bé phải trả lời những câu bạn nói, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi bé có thể tự hỏi và tự trả lời bạn.
Cách thử khả năng nghe của bé, bạn có thể lấy một con búp bê phát nhạc, hoặc một chiếc lục lạc, đặt phía sau lưng bé khoảng 50cm, nếu khi phát ra tiếng nhạc (hoặc tiếng lục lạc) mà bé không có phản ứng gì, không quay đầu lại thì tức là sức nghe của bé kém.
Để bé yêu có thể nói được, điều đầu tiên là bé phải nghe và nhìn thấy mọi thứ xung quanh ngay từ những tuần đầu tiên sau khi ra đời. Bởi vì ngôn ngữ được hình thành ngay từ những năm đầu đời, do đó, đến khoảng 7 tháng tuổi bé đã bập bé được một số âm rõ ràng, khi được khoảng 1 tuổi thì bé đã có thể bắt chước một vài từ đơn giản. Khi đến 2 tuổi, bé đã có thể nói nhiều hơn, tuy là chưa rõ ràng và tròn vành và từ qua 2 tuổi trở đi, ngôn ngữ của bé được hoàn thiện nhanh chóng nhất.
Nếu như ngay từ khi sinh ra, trẻ có thể nghe được nhưng thiếu sự giúp đỡ, dạy dỗ từ cha mẹ thì dần dần bé sẽ không biết nói. Bởi vì, trẻ nghe được nhưng không biết cách phản ứng lại với những điều được nghe, mà ở đây chính là nói ra điều bé muốn.
Dưới đây là một số phương pháp huấn luyện giúp phát triển khả năng nghe nói của bé:
Kết hợp giữa nghe và nhìn
Mỗi khi muốn nói một điều gì đó với bé, bạn hãy nói, sau đó có thể kết hợp với các động tác phụ họa cho điều bạn vừa nói, như tay chân, nét mặt, dáng điệu… Cần nhớ là phải để bé vừa nghe vừa nhìn thấy động tác của bạn.
Để bé nói theo
Bạn và bé ngồi trong phòng, bạn hãy nói những chữ đơn giản, ngắn gọn như a, à, á… sau đó để bé nói theo các từ bạn đã nói. Dần dần, bạn mở rộng ra nói những từ đơn giản như, pa, bà, ba… Mỗi ngày, hãy cùng bé luyện tập và để bé nói theo bạn cho đến khi bé phản ứng nhanh hơn với mỗi từ bạn nói.
Để bé biết nhận biết từ ngữ
Hàng ngày, bạn có thể nói với bé những từ đơn giản, chỉ những vật dụng xung quanh bé như tay, chân, quần, áo, đồ chơi, bà, bố, mẹ,… và nói rõ ràng các từ đó. Đây là cách nhanh nhất để bé nhớ được từ ngữ nhờ những thứ thường ngày bé tiếp xúc. Bạn nên nói lặp đi lặp lại mỗi từ nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau để bé có thể nhớ được.
Nói chuyện với bé
Hãy thường xuyên kéo bé vào cuộc nói chuyện với bạn, nội dung câu chuyện có thể rất đơn giản thôi, bạn cứ nói những câu đơn giản, xoay quanh những vật trong nhà, những vật bé nhìn thấy… và buộc bé phải trả lời những câu bạn nói, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi bé có thể tự hỏi và tự trả lời bạn.
Theo Xinhxinh