Nếu sớm nhận ra con có dấu hiệu thích bạo lực từ khi còn nhỏ tuổi, các bậc phụ huynh cần chấn chỉnh con ngay.
Hãy dùng cả tình yêu và trái tim của mình để dạy con biết yêu thương chia thay vì dạy con dùng “nắm đấm” để đối phó với những người, những bạn bè mà con không ưa thích hoặc làm phật ý con.
Bố mẹ dạy rằng: “Đàn ông con trai là không được khóc”
Hôm nay là ngày đầu tiên Tuti đi học, cả nhà gọi là Tuti vào quân ngũ và hồi hộp chờ đến chiều mẹ đón Tuti về để nghe Tuti kể chuyện. Ấy vậy mà sáng háo hức đến lớp bao nhiêu thì chiều về Tuti “ủ dột” bấy nhiêu. Cái mặt thuỗn ra làm ai cũng buồn cười. Ông bà nội nịnh nọt, gã gẫm mãi Tuti mới gào lên khóc và “mách” ông bà là bị các bạn ở lớp gọi là “thằng Mập”.
Chả là Tuti mới ba tuổi mà đã nặng 20 kg rùi, đi lại bệ vệ nữa chứ, nhìn to hơn hẳn các anh chị lớp bốn năm tuổi ý chứ đừng nói các bạn cùng lớp 3 tuổi với con. Nghe Tuti phân trần mà cả nhà không ai dám cười, chỉ sợ cu cậu tủi thân.
Bố vừa lau nước mắt cho con trai vừa nói: “Thôi nào, đàn ông con trai ai lại khóc nhè. Từ mai các bạn nói thế, con cứ bảo là tớ mập nên tớ khỏe hơn các bạn, cứ lơ mơ là tớ uýnh luôn đấy”. Cả nhà hỉ hả cười động viên Tuti “… đúng rùi, mình to thế này sợ gì các bạn chứ…”.
Mấy hôm sau không thấy Tuti “mít ướt” nữa, cả nhà vui mừng cho là Tuti đã quen với lớp học, cũng không ai nhớ đến chuyện Tuti bị trêu là “thằng mập” nữa. Bỗng một hôm, bố mẹ Tuti bị cô giáo triệu tập đến trường vì Tuti trót đánh bạn “vỡ đầu”. Hóa ra nhờ những lời “động viên” đầy tính bạo lực của gia đình mà từ Tuti “dũng cảm” hẳn lên.
Các bạn trêu không còn khóc nữa mà đã biết giơ nắm đấm lên dọa. Dần dần, các bạn sợ Tuti và chẳng ai muốn chơi với Tuti. Cứ nghĩ mình giờ là số một, Tuti chẳng sợ ai, chơi đồ chơi cũng không nhường các bạn, thấy ai có gì hay là Tuti là xin, các bạn không cho là Tuti dọa đánh luôn. Và đến hôm nay thì Tuti đánh bạn thật.
Xảy ra sự việc đáng buồn này, cả nhà Tuti mới thấy hối hận và nhận ra là Tuti được nuông chiều thái quá. gia đình không những không khuyên bảo Tuti biết hòa đồng, chia sẻ với các bạn mà lại luôn khuyến khích Tuti thể hiện sự “thống trị” của mình, cậy mình khỏe hơn mà bắt nạt các bạn.
Ngay cả ở nhà, Tuti không nghe lời ai mà luôn đòi hỏi tất cả những gì mình muốn. Lẽ ra phải biết nói “không” với con thì ông bà, cha mẹ Tuti lại thấy tự hào vì cho rằng Tuti có tư cách lãnh đạo từ bé.
Giúp con từ bỏ tính bạo lực bằng cách nào?
Với các cha mẹ, không bao giờ là quá muộn để dạy con từ bỏ tính bạo lực. Cha mẹ cần theo sát con và cần cùng nhau có kế hoạch nuôi dạy để con trưởng thành khỏe mạnh và sống tốt với mọi người.
- Cha mẹ cần có kiến thức về các dấu hiệu cảm xúc cũng như hành vi ở trẻ khi còn ở tuổi ấu thơ’. Đồng thời, luôn theo sát sự phát triển của con.
Tốt nhất, cha mẹ nên có một cuốn sổ ghi lại từng thời kì phát triển thay đổi cả về tâm sinh lý của con và những tiến bộ của con dưới sự hướng dẫn, khuyên bảo của người lớn. Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về nuôi dạy con trên các báo, tạp chí hoặc từ những người khác.
- Khi con có bất kì vấn đề gì mà cha mẹ không còn kiểm soát nổi thì tốt nhất hãy kết hợp với cả cô giáo của con và cả những nhà tâm lý khi cần thiết. Hãy lập kế hoạch đánh giá tâm lý của con để có hướng điều chỉnh và điều trị thích hợp.
- Không sử dụng bạo lực với con. Nhất là với những đứa trẻ vốn tính nóng nảy thì việc chứng kiến cảnh bạo lực ở trường, ở nhà hay trên các phương tiện truyền thông sẽ càng làm cho hành vi hung hăng ở trẻ tăng lên.
Cha mẹ hoặc cô giáo dùng biện pháp đánh đòn có thể sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tâm lý. Khi con mắc lỗi, hãy phạt con theo cách vừa phân tích, vừa khuyên bảo lẫn giáo dục, tránh đe dọa hay đánh đập trẻ. Cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc với các loại đồ chơi mang tính bạo lực.
Bố mẹ dạy rằng: “Đàn ông con trai là không được khóc”
Hôm nay là ngày đầu tiên Tuti đi học, cả nhà gọi là Tuti vào quân ngũ và hồi hộp chờ đến chiều mẹ đón Tuti về để nghe Tuti kể chuyện. Ấy vậy mà sáng háo hức đến lớp bao nhiêu thì chiều về Tuti “ủ dột” bấy nhiêu. Cái mặt thuỗn ra làm ai cũng buồn cười. Ông bà nội nịnh nọt, gã gẫm mãi Tuti mới gào lên khóc và “mách” ông bà là bị các bạn ở lớp gọi là “thằng Mập”.
Chả là Tuti mới ba tuổi mà đã nặng 20 kg rùi, đi lại bệ vệ nữa chứ, nhìn to hơn hẳn các anh chị lớp bốn năm tuổi ý chứ đừng nói các bạn cùng lớp 3 tuổi với con. Nghe Tuti phân trần mà cả nhà không ai dám cười, chỉ sợ cu cậu tủi thân.
Bố vừa lau nước mắt cho con trai vừa nói: “Thôi nào, đàn ông con trai ai lại khóc nhè. Từ mai các bạn nói thế, con cứ bảo là tớ mập nên tớ khỏe hơn các bạn, cứ lơ mơ là tớ uýnh luôn đấy”. Cả nhà hỉ hả cười động viên Tuti “… đúng rùi, mình to thế này sợ gì các bạn chứ…”.
Mấy hôm sau không thấy Tuti “mít ướt” nữa, cả nhà vui mừng cho là Tuti đã quen với lớp học, cũng không ai nhớ đến chuyện Tuti bị trêu là “thằng mập” nữa. Bỗng một hôm, bố mẹ Tuti bị cô giáo triệu tập đến trường vì Tuti trót đánh bạn “vỡ đầu”. Hóa ra nhờ những lời “động viên” đầy tính bạo lực của gia đình mà từ Tuti “dũng cảm” hẳn lên.
Các bạn trêu không còn khóc nữa mà đã biết giơ nắm đấm lên dọa. Dần dần, các bạn sợ Tuti và chẳng ai muốn chơi với Tuti. Cứ nghĩ mình giờ là số một, Tuti chẳng sợ ai, chơi đồ chơi cũng không nhường các bạn, thấy ai có gì hay là Tuti là xin, các bạn không cho là Tuti dọa đánh luôn. Và đến hôm nay thì Tuti đánh bạn thật.
Xảy ra sự việc đáng buồn này, cả nhà Tuti mới thấy hối hận và nhận ra là Tuti được nuông chiều thái quá. gia đình không những không khuyên bảo Tuti biết hòa đồng, chia sẻ với các bạn mà lại luôn khuyến khích Tuti thể hiện sự “thống trị” của mình, cậy mình khỏe hơn mà bắt nạt các bạn.
Ngay cả ở nhà, Tuti không nghe lời ai mà luôn đòi hỏi tất cả những gì mình muốn. Lẽ ra phải biết nói “không” với con thì ông bà, cha mẹ Tuti lại thấy tự hào vì cho rằng Tuti có tư cách lãnh đạo từ bé.
Giúp con từ bỏ tính bạo lực bằng cách nào?
Với các cha mẹ, không bao giờ là quá muộn để dạy con từ bỏ tính bạo lực. Cha mẹ cần theo sát con và cần cùng nhau có kế hoạch nuôi dạy để con trưởng thành khỏe mạnh và sống tốt với mọi người.
- Cha mẹ cần có kiến thức về các dấu hiệu cảm xúc cũng như hành vi ở trẻ khi còn ở tuổi ấu thơ’. Đồng thời, luôn theo sát sự phát triển của con.
Tốt nhất, cha mẹ nên có một cuốn sổ ghi lại từng thời kì phát triển thay đổi cả về tâm sinh lý của con và những tiến bộ của con dưới sự hướng dẫn, khuyên bảo của người lớn. Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về nuôi dạy con trên các báo, tạp chí hoặc từ những người khác.
- Khi con có bất kì vấn đề gì mà cha mẹ không còn kiểm soát nổi thì tốt nhất hãy kết hợp với cả cô giáo của con và cả những nhà tâm lý khi cần thiết. Hãy lập kế hoạch đánh giá tâm lý của con để có hướng điều chỉnh và điều trị thích hợp.
- Không sử dụng bạo lực với con. Nhất là với những đứa trẻ vốn tính nóng nảy thì việc chứng kiến cảnh bạo lực ở trường, ở nhà hay trên các phương tiện truyền thông sẽ càng làm cho hành vi hung hăng ở trẻ tăng lên.
Cha mẹ hoặc cô giáo dùng biện pháp đánh đòn có thể sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tâm lý. Khi con mắc lỗi, hãy phạt con theo cách vừa phân tích, vừa khuyên bảo lẫn giáo dục, tránh đe dọa hay đánh đập trẻ. Cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc với các loại đồ chơi mang tính bạo lực.
Theo Afamily