AVS -“Con cái chúng ta giỏi thật!”

Ngồi nghe các bà mẹ hàn huyên về thành tích học tập của con cái, Xuân Trung (lớp 10, Trường THPT Marie Curie Q.3, TP.HCM) tỏ ra ngạc nhiên:
Con cái nhà nào cũng giỏi cả! Điều làm Xuân Trung bất ngờ là những người bạn mà Trung biết không học những trường điểm, không đạt thứ hạng cao như các bà mẹ kể. Đem thắc mắc này hỏi mẹ, Trung được mẹ trả lời gọn lỏn: “Ôi dào, chuyện phiếm mà! Con tin làm gì cho mệt óc!”.

Đây cũng là một thực tế ở quê của Thanh Hải (SV năm thứ ba Trường ĐH Văn Hiến). Hải kể, do điều kiện kinh tế tương đối khá nên những người hàng xóm ở quê Hải nhà nào cũng đua nhau cho con đi học ở thị xã, thành phố. Ai nấy đều nhiệt tình khoe con mình đạt thứ hạng cao. Thử làm cuộc “kiểm định”, Hải tá hỏa khi biết phần lớn học sinh chỉ đạt học lực trung bình. Kết quả trên thêm một lần nữa được khẳng định khi có kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi tuyển sinh đại học…

Ảnh: Internet

Thậm chí có gia đình còn làm giả cả giấy khen để “lòe thiên hạ”. Anh Hưng Bình (một giáo viên) kể rằng: một lần đến thăm nhà người bạn, nhìn vào bảng thành tích dán trên tường, anh biết hơn một nửa trong số đó là... giả. Con mắt và kinh nghiệm của người trong nghề cho anh biết những con dấu, những cách in ấn kia đều do “gia chủ” tự “sáng chế”.

Trường hợp trên làm tôi nhớ lại chuyện “Con cái chúng ta giỏi thật” của Azit Nezin. Zeynep kể cho bạn cũ là Acmet về các bạn mới trong khu nhà mới của gia đình mình. Các bạn bè đều cho rằng ngày xưa bố mình học giỏi nhất lớp, bố mình luôn là số một (bởi cả bố mẹ đều kể cho con nghe như vậy!). Cuộc tranh cãi quyết liệt suýt dẫn đến ẩu đả nhưng vẫn bất phân thắng bại vì không ai chịu nhường ai. Nghịch cảnh đó đã khiến một “nạn nhân” phải thốt lên rằng: Sau này - khi các đứa trẻ khôn lớn“đến lúc đó, thế nào nó cũng nói với các con nó rằng lúc bé nó học chăm, học giỏi lắm, luôn đứng đầu lớp cho mà xem…”.

“Triệu chứng”…

Triệu chứng hay gặp nhất là nâng khống kết quả học tập. Chẳng hạn như học lực con mình thực chất chỉ đạt loại trung bình nhưng vì sĩ diện với các bậc phụ huynh khác nên khi nói chuyện đã nâng khống lên thành khá, giỏi… Đây là biểu hiện tâm lý hám danh.

Một số phụ huynh dùng “chiến thuật” gây áp lực cho con bằng cách đưa chuyện con nhà người khác – những “siêu nhân” ra kể. Kể chuyện “siêu nhân” để đi đến kết thúc: “Con người ta thì vậy, con mình thì….”. Mạnh Hùng (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) than phiền rằng: “Nhiều lúc em cảm thấy mệt mỏi lắm. Bố mẹ em lúc nào cũng so sánh em với con nhà này, nhà kia. Bố mẹ liệt kê những giải thưởng, những thành tích của người khác để gây áp lực cho em”. Hơn ai hết, chính phụ huynh phải là người hiểu khả năng, biết những ưu khuyết điểm của con mình. Chính vì thế, yêu thương con đúng cách là tiếp thêm động lực cho con phát triển chứ không phải chất chồng thêm áp lực cho con.

Việc chạy trường điểm cho con cũng là “triệu chứng” của bệnh này. tâm lý của các phụ huynh thường mong con mình được học tại các trường có chất lượng cao. Đây là một việc làm hợp tình hợp lý. Điều đáng nói là nhiều phụ huynh dẫu biết con mình không đủ khả năng học các trường đó nhưng vẫn tìm cách để “lách” vào, vì nghĩ rằng thế nào con mình cũng theo kịp.

Để chiếm cảm tình cũng như mong có thêm sự ưu ái cho con mình, nhiều phụ huynh không ngần ngại biếu xén quà cáp cho thầy cô. Bản chất của món quà là thể hiện lòng tốt của người cho nhưng nếu chúng ta không biết hay lợi dụng quá mức sẽ làm món quá mất đi ý nghĩa. N. Tr. (quản nhiệm tại một trường tiểu học quốc tế) cho hay: “Chuyện phụ huynh gửi quà cáp cho chúng tôi gần như là chuyện thường… tuần. Có khi là lọ nước hoa hay cái áo…và kể cả phong bì. Điều này làm cho chúng tôi cảm thấy ái ngại và khó xử. Bên cạnh đó việc phụ huynh này gửi quà cũng gây khó xử cho những học sinh, những phụ huynh khác”. Vấn đề này nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhận ra khi ông cho rằng: “Hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất), sẵn sàng đóng tiền bồi dưỡng các thầy cô để các em thi được điểm cao”.

Bốc thuốc cho... cả nhà

Rõ ràng cuộc chiến “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” sẽ khó đạt kết quả nếu thiếu sự cộng tác từ phía gia đình. Hơn bất kỳ ai, phụ huynh phải là những người đi đầu, làm gương trong cuộc chiến này.

Khi phụ huynh ý thức được việc này, học sinh sẽ trút bỏ được áp lực tâm lý “siêu nhân”. Không là “siêu nhân” nên con em mình có thể đứng thứ hạng không cao - thậm chí học lực chỉ đoạt loại trung bình, khá. Thực tế cho thấy, nếu áp lực được cởi bỏ, việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng và nhờ việc này mà kết quả học tập (có khi) sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó, khi phụ huynh ý thức được việc trên cũng sẽ tạo điều kiện, khích lệ các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chủ trương này.

Với vai trò là một người công tác trong ngành giáo dục, tôi chia sẻ những suy nghĩ trên như một sự kỳ vọng cho nền giáo dục Việt Nam trong năm học mới này.

ThS Đặng Quốc Minh Dương
(Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM)
Theo PNO

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1332 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm