AVS -Con mình đẻ ra nhưng ông bà lại quyết

Thấy con có biểu hiện thiếu canxi, chị Phương định cho con đi khám nhưng ông bà nhất quyết không cho. Cộng thêm nhiều chuyện khác nữa, chị cảm giác mình đang mất dần quyền làm mẹ.

Bà mê cháu quá!

Ngay từ khi sinh con, vợ chồng Minh đã đọc rất nhiều sách báo, tài liệu về nuôi dạy con. Quyết định sắm hẳn cho con một cái cũi xịn để cho con ngủ riêng từ nhỏ, tạo tính độc lập nhưng khi bé sinh ra, kế hoạch hoàn toàn bị phá sản. Tất cả cũng vì bà ngoại.

Minh đã nói với bà về quan điểm, cách nuôi dạy con của vợ chồng cô và phân tích những lợi ích cũng như kể cho bà nghe trẻ con nước ngoài tự tin và đọc lập như thế nào, rồi in hàng loạt các bài báo cho bà xem. Thế nhưng bà chỉ thực hiện điều đó khi có mặt vợ chồng Minh. Còn ngoài ra, bà toàn bế cháu. Khi cháu ngủ thì bà bé hoặc ôm cháu ngủ với lý do sợ cháu giật mình.

Không thể phủ nhận bà rất yêu cháu, phải nói là mê cháu nữa kia nhưng Minh vẫn phải nhắc bà như thế là không tốt cho cháu, có thể gây nguy hiểm cho cháu (vì hệ hô hấp của cháu yếu, bà ôm cháu ngủ hít nhiều ôxy và thải CO2), hoặc có thể ngủ quên gác tay vào cháu, làm cháu mất tính độc lập vì mở mắt ra là có người ngồi cạnh rồi. Nhưng nói nhiều rồi đâu vẫn vào đó. Kết quả cháu toàn đòi người lớn bế và cũi thì xếp góc nhà.

Hôm nào ở nhà, Minh luôn tự mình chăm bé và hường dẫn bà cách pha sữa và bột cho cháu ăn theo định lượng cụ thể. Thế nhưng bà luôn cho cháu ăn nhiều hơn qui định và cho thật nhiều thịt, cá. Khi Minh bắt gặp thì giải thích ăn cho dạ dày to ra, trẻ con thế mới lớn được. Cô giải thích kiểu gì bà cũng bỏ ngoài tai hết và cứ làm theo ý mình thôi. Minh cứ nói, bà lại dỗi đòi về. Kết quả, bé đã phải đi uống bổ sung canxi 3 lần vì còi xương thể bụ bẫm.

Mà đây là hai mẹ con, chứ mẹ chồng – nàng dâu thì không biết câu chuyện đi đến đâu.
Bố mẹ đẻ con ra nhưng quyền quyết định là ông bà (Ảnh minh họa)

Ông bà không chịu rời cháu

Vì điều kiện gia đình, chị Phương gửi con nhờ bố mẹ chồng chăm sóc để lên Hà Nội đi làm. Cứ đến cuối tuần, chị mới về thăm con mà thôi. Thời gian gần đây, chị về thấy con bị rụng tóc hình vành khăn, đêm ngủ trằn trọc, ra mồ hôi trộm. Đọc báo, chị thấy bảo đó là dấu hiệu của bệnh còi xương. Nhưng khi chị xin phép ông bà cho con đi khám xem có bị thiếu can xi không thì ông bà quát ầm lên.

Tính đến giờ, kể từ lần xin phép đầu tiên đến nay đã gần 5 tháng, chị Phương vẫn chưa thuyết phục được ông bà.. rời cháu ra. Khi con 3 tháng, ông bà lấy lí do cháu còn nhỏ quá, chưa đi khám được. Khi 5 tháng, ông bà lấy lí do thời tiết nắng nóng, đi xa dễ cảm. Đến bây giờ, thì thêm lý do cháu còn ốm.

Khi chối phắt lời xin phép của con dâu, bố chồng chị Phương còn chêm thêm một câu: "Suốt ngày chỉ nghĩ ra những việc vớ vẩn. Anh chị có biết bác sỹ họ sẽ làm gì với con anh chị không?". Chị Phương chán hẳn. Đây là lần đầu tiên sau nhiều lần "chiến đấu" với bố mẹ chồng, chị không nói gì cả.

Đến giờ, khi con đã được 8 tháng, thực sự chị thấy sốc vì ông bà giữ con quá. Chị có cảm giác, mình đang bị mất đi quyền làm mẹ. Cháu ăn thế nào, cũng bà quyết. Cháu có được lẫy hay không cũng bà quyết. Cháu mặc quần áo như nào, màu gì, cũng bà quyết. Và đến khi ốm, cháu uống thế nào, tầm nào, có cần đi khám không, cũng bà quyết hết. Thậm chí, sữa uống bao nhiêu ml 1 lần, được ăn những loại hoa quả nào cũng do bà quy định.

Chị bàn với chồng đón con lên Hà Nội cho có mẹ, có con. Chẳng gì con ở gần mẹ cũng hơn. Nhưng mà ra chiều bố mẹ chồng chị cũng không đồng ý, lấy lý do này nọ. Nhiều lúc kể chuyện với bạn bè, chị ấm ức: “Con mình đẻ ra, nhưng chẳng có quyền gì, chẳng được chăm nom. Biết là ông bà yêu cháu, nhưng thế này thì...”.

Ý kiến của các chuyên gia

Nếu bạn là một người mẹ đoảng, bạn sẽ cực kì sung sướng vì khi sinh xong bạn sẽ nhàn tênh, không phải đụng tay đụng chân gì đến việc chăm con, ông bà chăm cho hết. Bố mẹ lại trở về thời vợ chồng son và rảnh rang tha hồ theo đuổi sự nghiệp.

Còn nếu bạn muốn tự tay chăm con, trước sự chăm sóc của ông bà, nhiều bố mẹ sẽ bất lực, uất ức phát khóc lên được là con mình đẻ ra không được tự tay chăm bẵm, không có quyền quyết định. Hầu hết, các ông bà đều có câu cửa miệng: “Hồi xưa, tao nuôi được bao nhiêu đứa có sao đâu, vẫn lớn mạnh bình thường” hoặc nói dỗi “Con mày đẻ ra, mày muốn làm gì thì làm”.

Các bố mẹ bây giờ có nhiều sách báo, online, search Google biết bao nhiêu kiến thức mang thai, cho con bú nhưng vẫn luôn bị coi là lần đầu tiên sinh con, chưa có kinh nghiệm chăm con...

Ông bà và bố mẹ đều yêu thương con, xót cháu nhưng phương pháp nuôi dạy con của mỗi người lại khác nhau. Nếu ông bà có suy nghĩ tiên tiến một chút thì bố mẹ cũng đỡ phải lo “tranh đấu” nhiều. Nếu không, câu chuyện chăm con sẽ dẫn tới những mối bất hòa khó có thể hàn gắn. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Chỉ có chính bố mẹ và người trong cuộc biết được nên điều chỉnh thế nào để hài hòa cả tình và lý.
Thu Hằng
(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 3171 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm