Đeo ba lô ngược để cảm nhận cảm giác mang bầu nặng nhọc của mẹ, tham gia trò chơi vui nhộn “tinh trùng” và “trứng” là một giờ học về sức khỏe giới tính bổ ích cho các em nhỏ.
“Thử mang bầu” khi đeo ba lô ngược
Không giống như những bài giảng giới tính khô khốc và toàn những câu chữ “khó tả”, cô giáo Mã đã tạo nên không khí vui nhộn, hưng phấn cho học sinh “con nít” của mình bằng những trò chơi thú vị như: xuyên qua những vòng tròn để mô phỏng cho việc “tinh trùng làm thế nào để vượt qua bao khổ ải tìm đến với trứng” hay thú vị hơn là các bé sẽ được đeo ba lô ngược để cảm nhận sự nặng nhọc, khó khăn khi di chuyển của các bà mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày. Những hình hoạt họa giống phim hoạt hình cũng góp phần tạo hưng phấn cho các em tiếp thu bài giảng.
“Vấn đề là chúng ta phải biết kết hợp khéo léo giữa lí thuyết và tạo ra những trò chơi hợp với lứa tuổi nhưng vẫn có thể truyền tải nội dung cần giáo dục về giới tính để các em có thể tự trả lời được câu hỏi chúng con từ đâu đến?”, cô giáo Mã chia sẻ.
Liệu có quá sớm?
Nhưng hàng loạt những ý kiến phản bác đã đồng thanh lên tiếng: “Lẽ nào để trẻ con học lên đại học làm bạn gái to bụng rồi mới học cách dùng bao cao su?”, “Dạy lúc còn bé mới tốt, dạy xong các bé cũng không nghĩ lệch lạc vì chúng chưa thực sự quá hiểu cách thực hành, còn đợi tới lúc lớn phổng phao mới dạy thì lúc đó vừa dạy xong là các cháu sẽ đi thực hành ngay cũng nên”, “Thà dạy trong trường còn hơn để các cháu ra ngoài nghe linh tinh”…
Theo Afamily