AVS -Bố mẹ "hiểu biết toàn diện" khiến trẻ... chậm tiến

Nhiều lý do vì sao cha mẹ buộc phải trở thành những người hiểu biết toàn diện. Mỗi lần trẻ hỏi, họ sẽ tìm mọi cách để trả lời, thậm chí có những câu trả lời không chính xác.

Những lý do khiến họ có thái độ như trên là do họ muốn được coi là những ông bố bà mẹ tuyệt vời trong mắt trẻ; Muốn có sự tôn trọng hơn của trẻ; Muốn có sự gần gũi với trẻ; Cố gắng bảo vệ trẻ khỏi những thông tin thiếu chính xác hoặc không phù hợp với quan điểm của phụ huynh.

Trở ngại đối với trẻ

Trả lời hết mọi thắc mắc của con chưa phải là một phương án hay. Ảnh minh họa

Mặc dù những lý do trên đúng trong một số hoàn cảnh nhưng các bậc phụ huynh cũng nên biết các tác động xấu của các thói quen đó. Cụ thể:

- Khả năng gây cản trở việc hình thành cảm giác tự tin và tự lập của trẻ. Vì trẻ đã thường xuyên dựa vào các câu trả lời của bố mẹ đối với mỗi vấn đề trẻ vấp phải. Lâu dài, sự phụ thuộc đó càng lớn nhưng cũng không có nghĩa là trẻ không có cơ hội đạt thành công nhất định. Lý do là vì trẻ luôn cảm thấy cần có một sự “ủng hộ” hoàn toàn từ bố mẹ trước khi đưa ra quyết định.

- Không có được câu trả lời xác đáng. Vấn đề là chưa chắc bố mẹ có thể nắm hết được mọi câu hỏi trẻ đưa ra. Tai hại hơn nếu trẻ vẫn coi bố mẹ là người có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất, buộc bố mẹ phải miễn cưỡng trả lời.

- Thái độ hiểu biết toàn diện trở thành tai hại hơn nữa nếu những câu trả lời của bố mẹ khiến trẻ lười tìm hiểu sâu hơn kiến thức cần có. Ví dụ trẻ hỏi những câu như nguyên nhân có mưa, bố mẹ trả lời kiểu vui vui hoặc qua quýt như: “ông trời khóc vì thấy con nghịch”. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, khả năng trẻ sẽ xem đó là câu trả lời đúng.

- Giết chết sự sáng tạo và khả năng tư duy, suy luận của trẻ trong việc giải quyết vấn đề. Vì luôn có sự “hậu thuẫn” về kiến thức từ bố mẹ.

- Tầm hiểu biết của trẻ bị hạn chế vì nguồn thông tin chỉ xuất phát từ bố mẹ.

- Trẻ trở nên rất phụ thuộc bố mẹ. Đừng ngạc nhiên nếu trong thời kỳ tiếp theo khi bố mẹ cảm thấy bị tra tấn khi liên tục phải đáp ứng các thắc mắc của trẻ.

Thông tin được chọn lọc

Vậy sự ứng xử thông thái đối với trẻ trong trường hợp này là gì. Sau đây là một số mẹo có thể áp dụng dễ dàng:

- Khi trẻ đưa ra câu hỏi, hãy hỏi lại trẻ để hiểu thực chất trẻ muốn hỏi gì. Đừng vội trả lời rông dài với mục đích đưa ra câu trả lời chính xác.

- Hỏi lại trẻ nguyên nhân vì sao trẻ đưa ra câu hỏi đó. Điều này quan trọng để luyện khả năng tư duy logic của trẻ.

- Sau khi hiểu rõ mục đích câu hỏi mới trả lời câu hỏi trẻ phù hợp với độ tuổi. Đừng đưa ra những điều quá cao siêu hoặc quá giản đơn.

- Giải thích với trẻ vì sao bạn có thể trả lời câu hỏi đó, kiến thức đó bạn biết từ đâu. Ví dụ như bạn đọc trong Bách khoa Toàn thư, học ở trường phổ thông… Như vậy, trẻ hiểu rằng bố mẹ có thể trả lời được câu hỏi vì chăm chỉ đọc sách, học bài. Tự trẻ sẽ được ươm mầm về tinh thần ham biết.

- Khi trẻ tỏ ra ngưỡng mộ vì bạn có thể trả lời câu hỏi của trẻ, đừng vội tự hào, hãy cho trẻ biết mình có thông tin về vấn đề trên từ đâu để có thể trả lời trẻ, ví dụ như internet, truyền hình, sách báo…

- Nếu không thể trả lời, hãy thừa nhận với trẻ rằng thời điểm hiện tại bạn chưa biết. Thế nhưng hãy đề nghị trẻ tìm câu trả lời trong sách.

Nếu câu hỏi không có trong chính cuốn sách đưa ra thắc mắc trên, bạn nên khuyến khích trẻ hãy hỏi chuyên gia của lĩnh vực đó. Tóm lại, đừng ngại cho trẻ biết cần phải học và học nữa.

- Khi nhận thấy câu trả lời bạn đưa ra trước đó là sai, đừng ngại cải chính nếu bạn không muốn con bạn nhận thông tin sai lệch.

Lợi ích của trẻ có bố mẹ “hiểu biết toàn diện”

Những bậc phụ huynh hiểu biết rộng cũng đem lại một số lợi ích cho trẻ. Ví dụ như: Quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên gần gũi hơn vì tần số giao tiếp chắc chắn sẽ nhiều hơn thông thường; Bố mẹ được kính trọng và được coi là thông minh, giỏi giang và thậm chí là trở thành thần tượng của con cái; Câu trả lời mà trẻ nhận được thường được lựa chọn hơn so với những gì trẻ tự tìm hiểu qua bạn bè hoặc internet; Cách trẻ giải quyết vấn đề trở nên đơn giản hơn vì đối với bố mẹ thì vấn đề trẻ hỏi thường ở trong tầm tay.

Ngoài ra, trẻ sẽ có cảm giác an toàn vì bố mẹ luôn cung cấp những gì trẻ muốn biết. Bố mẹ cũng có động lực để học và mở mang tri thức và trẻ cũng có động lực để học nhiều và trở thành người “hiểu biết toàn diện” như bố mẹ.

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1421 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm