6 câu nói của trẻ khiến cha mẹ bực mình nhất

Lúc cáu giận, trẻ có thể nói "con ghét mẹ" hoặc "thế là không công bằng"..., dễ khiến bạn nổi cơn thịnh nộ. Trong những tình huống đó, thay vì phủ định cảm xúc của trẻ, hãy nói về cảm xúc đó.

Con bạn bắt đầu trở nên láu cá. Thách thức lúc này là cách dạy bé trở thành người lịch sự, nhã nhặn mà vẫn khẳng định được bản thân. Dưới đây là cách bạn có thể nói với bé trong những trường hợp này.

"Của con"

Ảnh: Hoàng Hà.

Bất cứ cái gì mà bé Tom 18 tháng tuổi cầm đến, anh trai 3 tuổi của bé, Bi, đều muốn, dù cho đó là cái hộp đựng rác đồ chơi đã dùng 6 tháng qua. Và thế là bé Tom luôn mồm "của con, của con". Mẹ bé cần phải làm gì bây giờ, ngoài biện pháp cất biến món đồ chơi đi. Chị từng thử nói "trả miếng", "Chà vậy thì cái ghế này là của mẹ, và con không thể ngồi lên đó".

Cách trả lời tốt hơn trong trường hợp này là, lặp lại câu "Xin lỗi" hoặc "Thật thú vị khi thích các món đồ này". Chấm hết. Việc chấm dứt câu chuyện sẽ khiến bạn không phải nói những điều bạn không muốn.

"Thế không công bằng"

Mỗi tối, muốn lôi bé Xu 4 tuổi ra khỏi chương trình tivi ưa thích để đi ngủ, mẹ bé đều gặp phải sự phản ứng dữ dội. "Mẹ không công bằng". Và thế là mẹ bé chỉ có cách xoa dịu như sau: "Nghe này Xu, hoặc con tắt tivi bây giờ, hoặc cả tuần tới con sẽ không được xem".

Cách phản ứng tốt hơn là: Vào những buổi tối khi bé kiên nhẫn hơn, mẹ hãy sử dụng một ví dụ gần gũi với bé để giải thích tại sao không phải lúc nào bé cũng làm theo ý mình được. "Bố chẳng hạn, bố không muốn đến trường suốt ngày đâu, nhưng bây giờ bố cần làm thế", và sau đó giải thích rằng tất cả người lớn không phải lúc nào cũng có được thứ mà họ muốn. Vậy là bé nghe theo, thoải mái và sẵn sàng đi ngủ.

Lần tới, nếu bé vẫn phàn nàn về sự không công bằng, bạn hãy nói "Con nhớ nhé, chúng ta đã nói về vấn đề này rồi. Con có muốn nói lại câu này bằng từ khác không?". Việc mở cho trẻ những cách mới để bày tỏ ý mình sẽ khiến bé dễ từ bỏ việc gây khó chịu cho người khác.

"Mẹ không phải là chủ của con"

Bé Ben muốn tự mình làm mọi thứ. Vì thế khi mẹ bé rất vội và muốn đeo dây an toàn cho bé trên xe, Ben tuyên bố "Mẹ không phải là chủ của con".

Là mẹ, bạn nên cố gắng không "ăn thua" với lời nói của trẻ, thay vì thế tạo sự liên kết từ sâu thẳm của chúng. Bạn có thể hỏi "Có chuyện gì vậy?". Khi mẹ đưa cho bé các lựa chọn, chẳng hạn "con muốn để khóa ở trên bụng hay ở sau lưng", bé sẽ hợp tác hơn nhiều.

"Con muốn nó bây giờ cơ"

Khi mẹ chuẩn bị bữa tối, bé Mit hỏi xin một cái bánh, nhưng mẹ bảo sẽ ăn bánh khi tráng miệng thôi, bé liền nhắc lại "Nhưng con muốn một cái bánh ngay bây giờ cơ". Và không có cách nào có thể can ngăn bé. Cuối cùng mẹ bé chịu thua và đưa bánh cho con.

Và đây là kinh nghiệm của một ông bố, "tôi sẽ không trả lời gì con cả, sau đó lờ đi các yêu cầu tiếp theo của bé và hướng bé đến một thứ khác, chẳng hạn một câu chuyện đùa hoặc một điệu nhảy ngộ nghĩnh".

"Mẹ chẳng bao giờ cho con làm điều gì"

Tin, 10 tuổi, đã biết cách rên rỉ rằng cậu không bao giờ được tự làm những gì mình muốn. Mẹ cậu đáp lại "Con biết gì nào? Con đúng rồi. Mẹ sẽ để con sống một mình. Nhưng mẹ cần tiền để trả thuê nhà, tiền mua thức ăn...". Tin có được một lô danh sách, và cậu phải chép lại nhiều lần.

Cách tốt hơn là hỏi con bạn: "Có điều gì không hay với con vậy? Mẹ cảm thấy con lo lắng về việc chơi ở nhà bạn". Dù cho con bạn có muốn kể cho bạn nghe hay không, ít nhất bạn đã mở cánh cửa hội thoại với con".

"Con không thích mẹ"

Chẳng có bà mẹ nào không bực mình khi đứa trẻ nói "Con ghét mẹ". Bé Grin từng yêu cầu có một bà mẹ mới, sau khi mẹ bé đề nghị con trai ngừng đọc sách và giúp mẹ dọn phòng. "Tôi nói rằng con nên thưởng thức tối nay đi, bởi ngày mai mẹ sẽ tìm một bà mẹ mới cho con, và con có thể sống trong nhà mẹ, nhưng không có đồ chơi".

Cách phản ứng tốt hơn trong trường hợp này là: đừng xem đó là lời nói xúc phạm. Trẻ nói ra những điều khi chúng tức giận hoặc nản lòng. Điều đó không có nghĩa bạn là cha mẹ tồi. Vì thế, việc cho trẻ nghĩ rằng bạn cũng vui mừng khi bỏ rơi trẻ - hoặc tồi tệ hơn, bạn ghét trẻ - không phải là điều hay ho. Và cuối cùng bạn sẽ làm xói mòn niềm tin ở trẻ.

Hãy bình tĩnh, cố gắng chỉ ra lý do thật sự khiến con bạn chỉ trích mẹ. Chẳng hạn hãy nói "Tốt thôi, con có quyền cảm giác như vậy". Và lúc sau cơn thịnh nộ sẽ nguội xuống.

Bạn cũng có thể kìm cơn bực tức bằng cách nói bất cứ điều gì: "Khi con tức giận, con giảm 50 điểm IQ đấy", hoặc lần sau bạn có thể nói "Con làm mẹ buồn khi con nói rằng con ghét mẹ". Thường sau khi dịu xuống, trẻ sẽ rất hối hận.

T. An (theo parenting)


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1590 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm