1. Thuốc tránh thai hàng ngày là gì?
Thuốc tránh thai hàng ngày có rất nhiều loại và nhãn hiệu khác nhau, với nhiều màu sắc và bao bì, nhưng chúng đều được chiết xuất từ estrogen và progestin. Thuốc được uống 1 viên/ngày vào một thời điểm nhất định. Thuốc tránh thai giúp bạn không mang thai ngoài ý muốn, nhưng nó không giúp bảo vệ bạn khỏi HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác (lậu, giang mai, Chlamydia…) Sử dụng bao cao su thường xuyên mỗi khi "XXX" là cách tốt nhất chống lại những căn bệnh này.
2. Hiệu quả của thuốc tránh thai hàng ngày
Có 2 nhóm đối tượng sử dụng thuốc tránh thai theo cách khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau:
- Nhóm "hiểu biết": là những người uống thuốc đều đặn, đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hiệu quả của thuốc tránh thai đối với nhóm này lên tới 99.7 %. Nghĩa là trong nhóm này, cứ 100 người sử dụng thuốc tránh thai thì chỉ có 1 người có khả năng mang thai (trong vòng 1 năm kể từ khi sử dụng thuốc).
- Nhóm "thông thường": là những người sử dụng thuốc không thường xuyên, hoặc sai cách. Với nhóm này, hiệu quả của thuốc chỉ là 92 %, nghĩa là cứ 100 người thì có 8 người có khả năng mang thai (trong vòng 1 năm kể từ khi sử dụng thuốc).
3. Ích lợi của thuốc tránh thai
- Dễ sử dụng, hiệu quả ngừa thai cao.
- Khiến bạn đỡ đau hơn mỗi khi đến kì "nguyệt san".
- Giảm đau một phần các triệu chứng tiền kinh (đau bụng, đau lưng...).
- Khiến bạn "thoải mái" hơn khi "XXX".
- Giúp chống lại bệnh ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.
- Với những bạn gái mới lớn hoặc đến ngày "đèn đỏ", giúp giảm những cơn đau ngực, khó thở.
- Thuốc không gây những tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ngoài ra, thuốc tránh thai hàng ngày còn có những tác dụng hữu ích sau:
Trị mụn = thuốc tránh thai
Để tống cổ những chiếc đèn pin ngứa mắt làm xấu mặt tiền đẹp đẽ, để có làn da mịn màng nhiều XX đã không ngại ngần dùng viên tránh thai hằng ngày. Thực sự viên tránh thai hằng ngày cũng được một số bác sỹ chỉ định trong một số trường hợp bị đèn pin hoành hành quá nhiều đấy.
Chỉ định:
Loại thuốc nào cũng có 2 mặt lợi hại, vì thế đối với những bạn gái chưa có gia đình muốn dùng thuốc tránh thai để trị mụn thì nhất thiết phải đi khám chuyên khoa da liễu và được sự chỉ định của thầy thuốc. Tuyệt đối tránh tự xử bằng việc thấy mụn là chạy đi mua thuốc tránh thai để dùng theo lời đồn thổi. Đối với XY thì không được dùng thuốc tránh thai để trị mụn bởi trong thuốc tránh thai có chứa hoóc môn sinh dục nữ đấy, uống vào thì….hí hí.
Trì hoãn chu kỳ nguyệt san = Thuốc tránh thai
Để trì hoãn chu kỳ của "cô nàng áo đỏ" hàng tháng, nhiều girl đã kháo nhau về việc "né" ngày đặc biệt đó vài ngày bằng cách dùng thuốc tránh thai hằng ngày. Thế là ít ra những cô nàng đã quản lý được đèn đỏ để rảnh rang làm những việc mình đang dự định.
Thực tế, uống thuốc tránh thai hằng này trước kì nguyệt san xuất hiện khoảng 5 ngày sẽ khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao, lớp niêm mạc tử cung được tiếp thêm năng lượng, dày lên, và nhất định không chịu "rời khỏi vị trí". Nguyệt san sẽ tạm thời "đi vắng" vài ngày và ghé thăm bạn gái muộn hơn. Nếu muốn nguyệt san xuất hiện trở lại, bạn gái chỉ cần ngưng thuốc vài ngày là "cô nàng ấy áo đỏ" lại trở lại ngay.
Chỉ định:
Chu kỳ nàng đèn đỏ ghé thăm tuy mang lại nhiều phiền toái cho các XX nhưng nó lại phản ánh sức khoẻ của các teengirl vì thế việc phá chu kỳ bình thường của đèn đỏ có thể sẽ khiến phát sinh một số bệnh về nội tiết và tâm lý. Bạn biết đấy, khi uống thuốc các hoóc môn tổng hợp đưa từ bên ngoài vào sẽ tạo ra lượng dư thừa và gây cơ chế điều hoà ngược: Cơ thể sẽ phải giảm sản xuất hoóc môn để cân bằng. Như vậy là, chỉ khi thật cần thiết, các bạn gái mới nên cầu cứu tới phương pháp này nhé và nên hỏi ý kiến nên hỏi ý kiến bác sỹ xem mình có đủ tiêu chí để "quản lý nguyệt san" không.
Tăng cân nhẹ = Thuốc tránh thai
Thực tế nhiều XX khi dùng thuốc tránh thai cũng tăng cân nhưng không tăng quá 2 kg. Việc tăng cân là do tác dụng của thuốc gây trữ nước trong cơ thể, hiện tượng đó sẽ hết sau khi ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, nhiều XX khác lại tăng cân vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi về hoóc môn mà không liên quan gì đến việc uống viên tránh thai đâu.
Chú ý:
Ngoài tác dụng tránh thai, viên thuốc tránh thai hằng ngày còn có nhiều công dụng khác như: chữa đau bụng kinh, giảm lượng máu kinh, làm cho kinh nguyệt đều hơn và có thể có nhiều lợi ích quan trọng khác, như làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, viêm tiểu khung, u nang buồng trứng lành tính, thiếu máu do thiếu sắt….
Tuy nhiên nếu dùng những công dụng "ngoài ra" này của thuốc tránh thai, bạn gái phải đặc biệt cẩn trọng. Để sử dụng thuốc tránh thai an toàn và hiệu quả với những công dụng "ngoài ra" này, bạn nên đến khám và sử dụng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
4. Những tác dụng phụ của thuốc
- Xuất hiện một vài thay đổi khi "ra máu" trong kì "nguyệt san" (lượng máu ra có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường).
- Xuất hiện cảm giác buồn nôn, hoặc nôn ói.
- Thay đổi tâm trạng của bạn.
- Thay đổi về da, sự phát triển của lông, tóc trên cơ thể.
- Đau đầu nhẹ.
Những bạn gái khi gặp các phản ứng phụ của thuốc đều đột ngột ngừng sử dụng, điều này rất không tốt cho sức khỏe của bạn. Những phản ứng phụ này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng mang thai của bạn trong tương lai. Chúng thường sẽ biến mất sau khoảng 1-3 tháng. Nếu sau đó bạn vẫn gặp phải các triệu chứng này, bạn nên tới bác sĩ để được tư vấn dùng loại thuốc khác.
Một vài dấu hiệu của những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc:
- Đầu óc choáng váng, quay cuồng.
- Tê cóng, không cử động được chân, tay.
- Đau ngực, bụng, đầu dữ dội.
- Gặp phải các vấn đề về mắt.
Nguy cơ bạn gặp phải các triệu chứng này là rất thấp. Tuy nhiên, nếu bạn đang có những dấu hiệu trên, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
Một điều bạn cần chú ý: khi bạn đi khám bệnh, tốt nhất là hãy cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, vì nó có thể ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh của bạn.
--------------------------------------------------