“Em sẽ bỏ ra ngoài thuê nhà ở với con em, mặc kệ hắn có đi theo hay không, mà đi theo thì cũng bằng không thôi chị ạ” Hồng thốt lên trong điện thoại với chuyên gia tư vấn tâm lý của công ty An Việt Sơn.
Cô là khách hàng quen thuộc của các chuyên gia tư vấn tâm lý của An Việt Sơn, có chuyện gì khúc mắc trong công việc và cuộc sống cô đều gọi đến để được chia sẻ và nhận những lời tư vấn hữu ích. Nghe bức xúc thế nên chuyên gia tư vấn phải trấn an cô ngay. Thì ra cũng có chuyện, tuy không lớn nhưng cũng không nhỏ và cần phải trao đổi để cô có được cái nhìn tích cực hơn.Lấy chồng được hơn một năm, bước chân về nhà chồng cũng có nhiều khúc mắc, chuyện ăn uống khác biệt, rồi chuyện ở bẩn ở sạch của nhà chồng làm cô nhiều lúc bực bội lắm nhưng cũng cố gắng hòa đồng. Nhưng chuyện gì còn chịu được chứ chuyện chồng đối xử không ra gì thì không chịu được. Thời gian đầu mới cưới thì đúng như nắng hạn gặp mưa rào, vợ chồng cô đúng là cứ hoạt động đều như vắt chanh, hạnh phúc tràn trề.
Nhưng từ lúc có thai là chồng cô bắt đầu thưa thớt hẳn đi. Hồng đọc sách báo thấy chuyện vợ chồng không phải kiêng cữ khi có thai, cô bảo với chồng, nhưng chồng cô thì cứ kiên quyết là cẩn thận nó hơn, nhỡ chẳng may làm sao thì biết đằng nào mà kêu. Thế là cô ấm ức lắm nhưng chẳng biết làm thế nào, thôi thì đành “kiêng” vậy.Đẻ xong được thằng cu, hai tháng đầu mệt mỏi và bấn lên vì chuyện con cái nên cô cũng không quan tâm lắm, nhưng đến lúc công việc hòm hòm rồi mà vẫn thấy anh chồng cứ như là khúc gỗ. “Chị biết không, ai đời chồng đi làm về chỉ có việc ăn cơm, chơi với con một lúc, xem tivi xong là leo lên giường ngáy ầm ầm chẳng biết có ngủ thật hay không, vợ nằm bên cạnh có trở mình đi trở mình lại cả đêm khó chịu không ngủ được cũng chẳng thấy động một ngón tay chứ đừng nói là động cái khác.
Chị có tưởng tượng được là cả năm nay từ lúc em có thai đến bây giờ hai vợ chồng chỉ “sinh hoạt” có nhõn hai lần không. Hay là có bồ bịch ở ngoài rồi, kiểu này thì phải làm cho ra nhẽ”. Cô còn kể cô đã họp cả gia đình, thông báo là không chịu được cái cảnh thế này, thôi thì cứ ra ngoài sống, coi như ly thân, đến đâu thì đến.Cũng ấm ức như Hồng, Phương còn bí mật theo dõi chồng xem có bồ bịch gì ở ngoài không, chứ vợ chồng gì mà chẳng thấy động tĩnh gì đến chuyện “vợ chồng” cả. Chồng cô cũng giống hệt chồng Hồng, đi làm về chơi với con một tý, ăn cơm xong là dán mắt vào cái máy tính rồi phi lên giường kéo gỗ, chẳng biết đến vợ là ai. Vợ có cấu véo thì cũng nửa tỉnh nửa mê bảo buồn ngủ quá, để yên cho người ta ngủ mai còn đi làm. Hôm bực mình quá cô kéo anh chồng dậy thì lại nằm ì ra trên người vợ như khúc gỗ, chán quá một lúc cô lại hắt xuống cho ngáy tiếp mà vẫn chẳng làm ăn được gì.
vợ chồng lấy nhau mới có vài năm mà có khi vài tháng mới thấy chồng thực hiện thiên chức được một lần. Hai cô cứ khăng khăng là tình hình mà như thế thì ắt hẳn phải có khoản gì ở ngoài, thế là nghĩ này nghĩ nọ, rồi theo dõi, chì chiết nhưng cũng chẳng thấy có vấn đề gì. Các cô chỉ than là mấy lão này giấu khéo thật, nhưng đã thế thì cứ làm um lên, đến đâu thì đến.Thật ra, đàn ông cũng có những chu kỳ nhất định của họ, điều thể hiện rõ nhất là theo khung tuổi. Ở độ tuổi 20, sức khỏe tràn trề, người đàn ông có thể sinh hoạt với tần suất tương đối cao. Nhưng bước sang ngưỡng tuổi 30, tất cả dường như hơi chững lại, nhất là với những người đã có gia đình ổn định. Mối quan tâm của người đàn ông ở thời điểm này không chỉ có mỗi chuyện tình cảm mà họ đã chuyển hướng nhiều sang công việc, con cái và những mối quan tâm khác. Thêm vào đó do sự ổn định cũng tạo cho họ một sức ì và sự quen thuộc rất dễ dẫn đến nhàm chán khiến cho cuộc sống gối chăn trở nên hững hờ hơn. Người phụ nữ ở trong hoàn cảnh này đừng ngay lập tức nghi ngờ chồng mình có “phòng nhì” nên hờ hững chuyện “đồ nhà” mà hãy xem xét lại hoàn cảnh để có hướng giải quyết chính xác. Đừng để một phút giận mà suy nghĩ thiếu chin chắn dẫn đến những hành động không mong muốn, chị Nguyễn Tuyết Nhung, chuyên gia tâm lý của công ty An Việt Sơn nhận xét.