Dùng tay che miệng
Dùng hai tay che miệng là một trong số ít những cử chỉ của người lớn có ý nghĩa giống như cử chỉ của trẻ con. Khi tay che miệng và ngón cái tì vào má lúc đó não bộ ở giai đoạn tiềm thức phát ra các tín hiệu chặn lời sắp nói ra.
Dùng hai tay che miệng là một trong số ít những cử chỉ của người lớn có ý nghĩa giống như cử chỉ của trẻ con. Khi tay che miệng và ngón cái tì vào má lúc đó não bộ ở giai đoạn tiềm thức phát ra các tín hiệu chặn lời sắp nói ra.
Thỉnh thoảng có thể che miệng bằng vài ngón tay hoặc thậm chí cả nắm tay, nhưng ý nghĩa của cử chỉ này không thay đổi.
Cử chỉ "che miệng bằng tay" cần được phân biệt với các cử chỉ đánh giá mà chúng ta sẽ nói đến trong chương này. Một số người cố vờ ho để nguỵ trang cho cử chỉ này. Khamfrei Bogart khi đóng vai gangxtơ hoặc kẻ tội phạm thường dùng cử chỉ này khi bàn tính các mưu đồ phạm pháp của mình với những tên gangxtơ khác, hoặc dùng cử chỉ không lời này để nhấn mạnh sự thiếu thành thật của nhân vật lúc bị hỏi cung.
Nếu một người đang nói mà có cử chỉ này chứng tỏ anh ta đang nói dối, nhưng nếu anh ta lấy tay che nửa miệng khi bạn nói, còn anh ta nghe, thì anh ta cảm thấy bạn đang nói dối.
Một trong những trường hợp gây khó chịu cho diễn giả là cảnh toàn bộ thính giả để tay lên miệng, khi anh ta đang nói. Trong một cử toạ nhỏ hoặc khi nói chuyện trực diện với nhau sẽ là thông minh nếu biết dừng bài nói chuyện của mình lại và hỏi: "Có ai muốn nêu nhận xét gì về những điều tôi nói không?" Việc đó khiến cho thính giả có thể nói ý kiến của mình, còn bạn có điều kiện để chỉnh lại bài nói của mình và trả lời các câu hỏi.
Tay chạm mũi
Về bản chất, tay chạm mũi là một dạng cử chỉ đã nói trên được nguỵ trang tinh tế hơn. Có thể đây là một vài cái chạm nhẹ vào nhân trung ngay dưới mũi hay chỉ là một cái chạm nhẹ rất nhanh hầu như không nhận thấy. Một vài phụ nữ làm cử chỉ này rất cẩn thận để khỏi hư lớp phấn trang điểm.
Một trong những cách giải thích bản chất của cử chỉ này là: khi các ý nghĩ xấu xuất hiện trong ý thức, tiềm thức ra lệnh cho cánh tay che miệng, nhưng vào giây phút cuối cùng ý muốn nguỵ trang cho cử chỉ này làm cánh tay bị đẩy ra khỏi miệng và kết quả là chỉ có sự chạm nhẹ ở mũi.
Một cách giải thích khác là khi nói dối cảm giác buồn buồn xuất hiện ở đầu các dây thần kinh của mũi, nên người ta muốn gãi để mất cảm giác đó đi. Người ta thường hỏi tôi: "Nếu có người mũi hay bị ngứa thì sao?" Nếu mũi ngứa thì phải gãi ngay lập tức, cái đó khác với những đụng chạm nhẹ lên mũi khi nói. Đụng tay lên mũi cũng giống như khi chạm tay lên miệng được người nói dùng để che giấu điều dối trá của mình, còn người nghe thì dùng để nguỵ trang vẻ nghi ngờ vào lời người nói.
Dụi mí mắt
Một kẻ láu lỉnh thông minh vừa nhắm mắt vừa nói: "Tôi không thấy tội lỗi". Cử chỉ này được tạo nên bởi trong não bộ xuất hiện ý muốn lẩn tránh khỏi sự lừa bịp giả dối, sự nghi ngờ mà anh ta mắc phải hoặc ý muốn tránh khỏi nhìn vào mắt người bị anh ta nói dối. Đàn ông thường dụi mí mắt rất mạnh, còn nếu điều nói dối đó rất nghiêm trọng, thì họ hay nhìn vào chỗ khác, thường là nhìn xuống nền nhà. Đàn bà thường đưa ngón tay lướt qua phía dưới mắt một cách rất lịch sự. Điều này có thể do hai nguyên nhân: do ảnh hưởng của giáo dục, đàn bà thường không quen những cử chỉ thô bạo, mặt khác họ phải thận trọng vì mí mắt được trang điểm.
Gãi và vuốt tai
Thực tế cử chỉ đưa tay đến gần tai hoặc trên tai được kích thích bởi người nghe muốn tránh không nghe nói. Cử chỉ này của người lớn lấy từ khuôn mẫu của cử chỉ trẻ nhỏ khi nó bịt lỗ tai để khỏi nghe ba mẹ rầy la. Có những cách chạm vào tai khác đó là xoa lên vành tai, ngoáy lỗ tai bằng đầu ngón tay, kéo dái tai hoặc bóp vành tai để bịt kín lỗ tai. Cử chỉ sau cùng muốn nói là người đó đã chán nghe rồi, và có thể anh ta muốn nói gì đó.
Gãi cổ
Trong trường hợp này người ta dùng ngón trỏ của bàn tay phải gãi dưới dái tai hoặc hai bên cổ. Những quan sát của chúng tôi đã phát hiện ra một điều hết sức thú vị: người ta thường gãi 5 lần ít khi gặp nhiều hay ít hơn 5 lần. Cử chỉ này nói lên sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng: "Tôi không tin chắc là có thể đồng ý với anh". Cử chỉ này đặc biệt dễ nhận thấy trong trường hợp nó đối lập với ngôn ngữ được nói ra. Ví dụ nếu người đó nói điều tương tự như: "Tôi hiểu rất rõ những gì anh đang phải trải qua".
Trong quá trình nghiên cứu cử chỉ của những người đang có điều dối trá Deomon Morris nhận thấy là giả dối tạo nên cảm giác ngứa ngáy ở các phần mềm trên mặt, cổ nên người ta phải gãi để xoa dịu cảm giác này. Tương tự như vậy, người ta giải thích có lý tại sao một số người kéo cổ áo lên khi họ nói dối hoặc nghi là họ bị phát hiện nói dối. Cũng tương tự như vậy khi người nói dối cảm thấy rằng đang bị phát giác, cổ anh ta cũng xuất hiện những giọt mồ hôi. Cử chỉ này thường có khi một người đang tức giận, chán chường, anh ta nới cổ áo ra cho không khí làm mát cổ. Nếu bạn nhìn thấy một người có cử chỉ đó, bạn có thể hỏi: "Liệu ông có thể nhắc lại điều này được không ạ?" hoặc "Ông có thể nói cụ thể hơn mục này được không, thưa ông". Câu hỏi của chúng ta buộc kẻ lừa dối bỏ dở trò chơi ranh mãnh của mình.
Cho tay vào miệng
Cử chỉ "che miệng bằng tay" cần được phân biệt với các cử chỉ đánh giá mà chúng ta sẽ nói đến trong chương này. Một số người cố vờ ho để nguỵ trang cho cử chỉ này. Khamfrei Bogart khi đóng vai gangxtơ hoặc kẻ tội phạm thường dùng cử chỉ này khi bàn tính các mưu đồ phạm pháp của mình với những tên gangxtơ khác, hoặc dùng cử chỉ không lời này để nhấn mạnh sự thiếu thành thật của nhân vật lúc bị hỏi cung.
Nếu một người đang nói mà có cử chỉ này chứng tỏ anh ta đang nói dối, nhưng nếu anh ta lấy tay che nửa miệng khi bạn nói, còn anh ta nghe, thì anh ta cảm thấy bạn đang nói dối.
Một trong những trường hợp gây khó chịu cho diễn giả là cảnh toàn bộ thính giả để tay lên miệng, khi anh ta đang nói. Trong một cử toạ nhỏ hoặc khi nói chuyện trực diện với nhau sẽ là thông minh nếu biết dừng bài nói chuyện của mình lại và hỏi: "Có ai muốn nêu nhận xét gì về những điều tôi nói không?" Việc đó khiến cho thính giả có thể nói ý kiến của mình, còn bạn có điều kiện để chỉnh lại bài nói của mình và trả lời các câu hỏi.
Tay chạm mũi
Về bản chất, tay chạm mũi là một dạng cử chỉ đã nói trên được nguỵ trang tinh tế hơn. Có thể đây là một vài cái chạm nhẹ vào nhân trung ngay dưới mũi hay chỉ là một cái chạm nhẹ rất nhanh hầu như không nhận thấy. Một vài phụ nữ làm cử chỉ này rất cẩn thận để khỏi hư lớp phấn trang điểm.
Một trong những cách giải thích bản chất của cử chỉ này là: khi các ý nghĩ xấu xuất hiện trong ý thức, tiềm thức ra lệnh cho cánh tay che miệng, nhưng vào giây phút cuối cùng ý muốn nguỵ trang cho cử chỉ này làm cánh tay bị đẩy ra khỏi miệng và kết quả là chỉ có sự chạm nhẹ ở mũi.
Một cách giải thích khác là khi nói dối cảm giác buồn buồn xuất hiện ở đầu các dây thần kinh của mũi, nên người ta muốn gãi để mất cảm giác đó đi. Người ta thường hỏi tôi: "Nếu có người mũi hay bị ngứa thì sao?" Nếu mũi ngứa thì phải gãi ngay lập tức, cái đó khác với những đụng chạm nhẹ lên mũi khi nói. Đụng tay lên mũi cũng giống như khi chạm tay lên miệng được người nói dùng để che giấu điều dối trá của mình, còn người nghe thì dùng để nguỵ trang vẻ nghi ngờ vào lời người nói.
Dụi mí mắt
Một kẻ láu lỉnh thông minh vừa nhắm mắt vừa nói: "Tôi không thấy tội lỗi". Cử chỉ này được tạo nên bởi trong não bộ xuất hiện ý muốn lẩn tránh khỏi sự lừa bịp giả dối, sự nghi ngờ mà anh ta mắc phải hoặc ý muốn tránh khỏi nhìn vào mắt người bị anh ta nói dối. Đàn ông thường dụi mí mắt rất mạnh, còn nếu điều nói dối đó rất nghiêm trọng, thì họ hay nhìn vào chỗ khác, thường là nhìn xuống nền nhà. Đàn bà thường đưa ngón tay lướt qua phía dưới mắt một cách rất lịch sự. Điều này có thể do hai nguyên nhân: do ảnh hưởng của giáo dục, đàn bà thường không quen những cử chỉ thô bạo, mặt khác họ phải thận trọng vì mí mắt được trang điểm.
Gãi và vuốt tai
Thực tế cử chỉ đưa tay đến gần tai hoặc trên tai được kích thích bởi người nghe muốn tránh không nghe nói. Cử chỉ này của người lớn lấy từ khuôn mẫu của cử chỉ trẻ nhỏ khi nó bịt lỗ tai để khỏi nghe ba mẹ rầy la. Có những cách chạm vào tai khác đó là xoa lên vành tai, ngoáy lỗ tai bằng đầu ngón tay, kéo dái tai hoặc bóp vành tai để bịt kín lỗ tai. Cử chỉ sau cùng muốn nói là người đó đã chán nghe rồi, và có thể anh ta muốn nói gì đó.
Gãi cổ
Trong trường hợp này người ta dùng ngón trỏ của bàn tay phải gãi dưới dái tai hoặc hai bên cổ. Những quan sát của chúng tôi đã phát hiện ra một điều hết sức thú vị: người ta thường gãi 5 lần ít khi gặp nhiều hay ít hơn 5 lần. Cử chỉ này nói lên sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng: "Tôi không tin chắc là có thể đồng ý với anh". Cử chỉ này đặc biệt dễ nhận thấy trong trường hợp nó đối lập với ngôn ngữ được nói ra. Ví dụ nếu người đó nói điều tương tự như: "Tôi hiểu rất rõ những gì anh đang phải trải qua".
Nới cổ áo
Trong quá trình nghiên cứu cử chỉ của những người đang có điều dối trá Deomon Morris nhận thấy là giả dối tạo nên cảm giác ngứa ngáy ở các phần mềm trên mặt, cổ nên người ta phải gãi để xoa dịu cảm giác này. Tương tự như vậy, người ta giải thích có lý tại sao một số người kéo cổ áo lên khi họ nói dối hoặc nghi là họ bị phát hiện nói dối. Cũng tương tự như vậy khi người nói dối cảm thấy rằng đang bị phát giác, cổ anh ta cũng xuất hiện những giọt mồ hôi. Cử chỉ này thường có khi một người đang tức giận, chán chường, anh ta nới cổ áo ra cho không khí làm mát cổ. Nếu bạn nhìn thấy một người có cử chỉ đó, bạn có thể hỏi: "Liệu ông có thể nhắc lại điều này được không ạ?" hoặc "Ông có thể nói cụ thể hơn mục này được không, thưa ông". Câu hỏi của chúng ta buộc kẻ lừa dối bỏ dở trò chơi ranh mãnh của mình.
Cho tay vào miệng
Morris giải thích cử chỉ này như sau: Trong trạng thái bị đè nén người ta cho tay vào miệng, đó là toan tính một cách vô ý thức của con người quay lại thời còn bú mẹ, các thủa không có gì phải buồn phiền, nguy hiểm. Đứa bé thì mút tay còn người lớn, ngoài ngón tay, họ còn đưa vào miệng những vật khác như thuốc lá, ống tẩu, bút viết v.v...Nếu cử chỉ đưa tay lên miệng có nghĩa là lừa dối, thì cử chỉ cho tay vào miệng nói lên nhu cầu bên trong đòi hỏi được động viên, khen ngợi. Vậy thì thấy cử chỉ này cần động viên, làm cho người đó tin tưởng.