Ngôn ngữ của những ngón tay

Ngón tay đan vào nhau



Ngay cái nhìn đầu tiên điều đó có thể là một cử chỉ tin cậy, vì khi chuẩn bị làm như vậy người ta thường mỉm cười và cảm thấy hạnh phúc. Song, một trường hợp cụ thể, khi quan sát một nhân viên bán hàng miêu tả một hợp đồng vừa bị đổ bể.

 

Theo mức độ câu chuyện anh ta kể, những ngón tay anh ta đan vào nhau bắt đầu trắng bệch ra, giống như chúng đã bám chặt vào nhau. Như vậy qua cử chỉ thể hiện nỗi buồn chán và lòng thù hằn.

Những nghiên cứu do Niberenberg và Calero tiến hành khi nghiên cứu cử chỉ các ngón tay đan vào nhau đã cho phép họ kết luận rằng, cử chỉ này biểu thị nỗi buồn chán và mong muốn của con người giấu đi thái độ tiêu cực của mình. Cử chỉ này có 3 kiểu: các ngon tay đan vào nhau nâng lên ngang mặt, bàn tay nằm trên bàn, trên đầu gối ở tư thế ngồi hoặc là chúc xuống phía dưới ở tư thế đứng.

Giữa vị trí của tay và sức mạnh cảm giác tiêu cực của con người có sự lệ thuộc vào nhau. Để giảm bớt cử chỉ tiêu cực này, cần áp dụng một loạt biện pháp để kéo tay ra phía trước, làm lộ lòng bàn tay ra, nếu không đó sẽ là dấu hiệu thù địch trong quá trình thương lượng.
Tư thế bàn tay tạo hình nón

Các cử chỉ không tồn tại riêng rẽ với nhau, mà liên kết chặt chẽ với các cử chỉ và vi cử chỉ khác như các từ trong một câu. Vì vậy giải thích chúng cần phải lưu ý đến hoàn cảnh mà chúng được sử dụng. Vị trí tay tạo hình nón, như Berdwissel gọi, có thể là một ngoại lệ của qui tắc này, bởi vì nó thường được sử dụng riêng rẽ với các cử chỉ khác. Thực vậy, cử chỉ này thường được sử dụng ở những người tự tin, những người giữ chức vụ lãnh đạo, hoặc những người có cử chỉ hạn chế. Dùng cử chỉ này họ truyền đạt thông tin về sự tự tin của mình.

Những quan sát và nghiên cứu về cử chỉ kỳ diệu này chỉ ra rằng, nó rất thường được dùng trong điều kiện tách biệt, và là cử chỉ riêng rẽ thể hiện thái độ tự tin hoặc là "biết tất cả".  Những người trong bộ máy quản lý thường dùng cử chỉ này khi ra lệnh hoặc đưa ra lời khuyên cho các cộng sự thuộc cấp của mình. Nó rất phổ biến ở những người làm kế toán, luật gia, nhà kinh doanh và ở những người làm nghề khác tương tự.

Cử chỉ này có hai kiểu: bàn tay tạo thành mũi nhọn lên trên và tạo thành mũi nhọn xuống dưới.

Kiểu đầu tiên thường được sử dụng khi người nói thể hiện ý kiến hoặc trình bày tư tưởng của mình. Kiểu 2 được dùng khi người ta không nói mà chỉ nghe. Niberenberg và Calero nhận thấy phụ nữ thường để mũi nhọn tay xuống dưới, hơn là để lên trên. Trong tư thế mũi nhọn tay lên trên, đầu người nói ngả về sau, và ở anh ta xuất hiện sắc thái tự mãn và tự cao.

Mặc dù nói chung, cử chỉ tạo hình nón được coi như một tín hiệu tốt song nó thể được sử dụng cả trong hoàn cảnh tích cực, cũng như tiêu cực, vì vậy có thể được giải thích không đúng. Ví dụ, một nhân viên bán hàng giới thiệu hàng của mình cho một khách đang muốn mua. Có thể chú ý đến một loạt các cử chỉ tích cực mà người mua thể hiện trong lúc trao đổi. Đó có thể là lòng bàn tay giơ ra, hoặc người cúi về phía trước, hoặc đầu ngẩng cao v.v...và giả sử, vào lúc cuối cuộc trao đổi khách hàng có cử chỉ tạo hình nón.

Nếu sau động tác này, đáp lại đề nghị của người bán về quyết định của mình, diễn ra tiếp một cử chỉ tích cực, người bán hàng có được tín hiệu là có thể kết thúc cuộc trao đổi, có thể hỏi về việc đặt hàng và có thể tin tưởng điều anh ta sẽ làm tiếp theo. Mặt khác nếu sau cử chỉ tạo hình nón (đặc biệt nếu được làm vào cuối cuộc mặc cả hàng hoá) diễn ra tiếp một loạt những cử chỉ tiêu cực như bắt chéo tay lên ngực, đổi chân, có cái nhìn quanh và nhiều cử chỉ khác trên khuôn mặt, gắn với hoạt động của tay, thì người đó nói rằng người mua đã có quyết định dứt khoát không mua loại hàng này và muốn né tránh người bán. Trong cả hai trường hợp, "cử chỉ tạo hình nón" biểu thị lòng tự tin, nhưng một cái có ý nghĩa tích cực, còn cái kia dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với người bán hàng. Chìa khoá để giải nghĩa cử chỉ tạo hình nón là hành vi con người diễn ra trước đó.

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 4116 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm