Hãy tự biết mình

Theo một truyện cổ Nhật bản, một võ sĩ hung hăng yêu cầu một thiền sư giải thích cho anh ta thế nào là thiên đường và địa ngục. Thiền sư đáp lại với thái độ khinh miệt:

- Anh là một kẻ thô bỉ, ta không mất thời giờ với những kẻ thuộc loại người như anh.
Cảm thấy bị lăng nhục, võ sĩ giận điên người và rút kiếm ra, thét to:
- Ta có thể giết ngươi vì sự hỗn xược của ngươi.
- Đó chính là địa ngục - thiền sư thản nhiên đáp lại.
Kinh ngạc vì lời nói rất đúng ấy, võ sĩ bình tĩnh trở lại, đút gươm vào vỏ, chào thiền sư và cảm ơn ông vì đã soi sáng cho mình.
- Đó chính là thiên đường - thiền sư nói thêm
Câu chuyện này cho thấy rằng buông thả mình cho những cảm xúc và có ý thức về chúng thật khác nhau. - "Hãy tự biết mình!" - là lấy trí tuệ cảm xúc làm nền tảng: phải có ý thức về những tình cảm của mình khi chúng vừa mới xuất hiện.
Người ta có thể ngĩ rằng những tình cảm của chúng ta tự chúng nói lên: nhưng tất cả chúng ta đều nhớ lại những tình tiết khi chúng ta không chú ý tới những tình cảm thực sự của mình, hoặc có chú ý tới nhưng quá muộn. Các nhà tâm lý gọi ý thức về tư duy của mình gọi là siêu nhận thức( métacogniton) và ý thức về những cảm xúc của mình gọi là siêu tâm trạng (metahumeur). Tôi thích nói tới ý thức về bản thân để chỉ sự thường xuyên chú ý tới trạng thái nội tâm của mình hơn. Trong ý thức hướng nội ấy, tinh thần thường quan sát và xem xét chính kinh nghiệm của mình, kể cả các cảm xúc.

Điều đó dường như giống với cái được Freud gọi là "sự chú ý di động" mà ông từng nói với tất cả những nhà phân tích. Trong trạng thái này, tinh thần ghi lại một cách vô tư tất cả những gì đi vào phạm vi của nó, như một nhân chứng chăm chú nhưng thận trọng vẫn làm. Một số nhà phân tâm học gọi ý thức về bản thân ấy là " cái tôi chú ý" . Ý thức này cho phép nhà phân tích quan sát những phản ứng của mình đối với những lời nói của người bệnh, và những phản ứng do quá trình liên tưởng tự do làm nẩy sinh ở chính bản thân người bệnh.
Ý thức về bản thân này dường như dựa vào một kích thích của vỏ não mới, đặc biệt là những vùng của ngôn ngữ phụ trách việc nhận biết và gọi tên những cảm xúc được gây ra. Đó không phải là một sự chú ý bị các cảm xúc cuốn theo, phản ánh một cách quá mức và cường điệu những gì nó cảm nhận, mà chủ yếu là một phương thức trung tính nhằm duy trì năng lực tự suy nghĩ của mình, ngay cả trong bão táp của những cảm xúc. William Styron mô tả một điều tương tự khi nhớ lại trạng thái trầm cảm sâu sắc của mình, ông nói rằng ông có cảm giác như "có một cái tôi thứ hai kèm theo - một "người quan sát ma" có khả năng quan sát với một sự hiếu kỳ lạnh lùng xme người kia của mình đã tự tranh cãi như thế nào, mà không dính líu gì với sự điên rồ của hắn ta.
Dưới hình thức hoàn hảo nhất của nó, sự quan sát bản thân mình tự giới hạn vào một ý thức vô tư của những tình cảm say mê hay sôi sục. Ít nhất, đó là một lối xa rời phần nào với kinh nghiệm, một luồng ý thức phát triển bên trên hay bên cạnh luồng ý thức chính và nhận biết những sự kiện mà không bị chìm vào đó, hay bị lạc trong đó. Đó là sự khác nhau chẳng hạn, giữa việc rơi vào một cơn giận dữ giết người và ý nghĩ: "Ta đang cảm thấy mình giận dữ" trong khi giận điên người lên. Xét về mặt cơ chế nơ ron của ý thức, sự biến đổi tinh tế ấy của hoạt động tinh thần có thể cho thấy rằng các vòng mạch vỏ não mới đang chăm chú theo dõi các xúc cảm, giai đoạn đầu tiên để đi tới sự khống chế một cách thực sự. ý thức về các xúc cảm ấy là năng lực cảm xúc căn bản làm chỗ dựa cho tất cả các năng lực khác, nhất là năng lực làm chủ bản thân.

Tóm lại, theo cách nói của John Mayer, một trong những cha đẻ của lý thuyết về trí tuệ cảm xúc, thì ý thức về bản thân có nghĩa là chúng ta đồng thời, "có ý thức" về tâm trạng tức thời của chúng ta và về những ý nghĩ có liên quan đến tâm trạng ấy. Ý thức về bản thân có thể mang hình thức một sự chú ý "khách quan" đối với những trạng thái nội tâm của mình. Nhưng Mayer nhận xét rằng tính nhạy cảm ấy cũng có thể kém vô tư hơn. KHi đó, ý thức về những cảm xúc của mình được thể hiện thành những ý nghĩ như "Lẽ ra ta không nên cảm thấy mình có những tình cảm ấy" , "Ý nghĩ này sẽ đem đến cho mình sự dũng cảm" hoặc nếu phạm vi của ý thức hẹp hơn, đó là một ý nghĩ thoáng qua, như:" Đừng nghĩ tới điều đó nữa" để phản ứng với một sự kiện đặc biệt gây khó chịu.
Tuy có một sự phân biệt logic giữa việc có ý thức về những tình cảm của mình và việc muốn thay đổi chúng, Mayer cho rằng trên thực tế,hai thaí độ ấy thường đi đôi với nhau: thừa nhận mình đang ở trong tâm trạng hung dữ, đó cũng là muốn mình không như vậy. Nhưng sự chấp nhận này khác với những cố gắng của chúng ta nhằm chấm dứt tình trạng mình bị cuốn theo một cách bốc đồng. Khi chúng ta nói " haỹ thôi ngay" với một đứa trẻ vừa cắn một đứa bạn nó, chúng ta có thể ngăn được nó, nhưng không làm cho nó hồi tâm. Sự suy nghĩ của đứa trẻ vẫn bị điều gây ra sự giận dữ của nó ám ảnh -"Nhưng nó làm vỡ đồ chơi của cháu" - và nó không được xoa dịu. Ý thức về bản thân có một ảnh hưởng mạnh hơn tới những cảm xúc thù địch và gây hấn: biết mình cảm thấy giận dữ sẽ mở rộng các khả năng - có thể quyết định cứ để mặc nó, nhưng cũng có thể là tự giải thoát khỏi nó.

Theo Mayer, các cá nhân chia thành ba loại khác nhau tuỳ theo quan hệ cảu mình với các xúc cảm:

- Những người có ý thức về bản thân mình. Những người này đương nhiên có một sự tinh tế nào đó trong đời sống tình cảm của mình. Sự hiểu biết về những cảm xúc của mình đôi khi làm tăng thêm những nét nhân cách khác nữa: đó là những người độc lập, có tâm lý khoẻ mạnh, có ý thức về mức độ và nói chung có một quan niệm tích cực về cuộc sống. Khi họ ở trong tâm trạng xấu, họ không để u uất đến mức không chấm dứt được nó mà có thể nhanh chóng thoát ra. Tóm lại, tính cách chú ý của họ giúp họ chế ngự các cảm xúc.
- Những người để mình bị những cảm xúc của mình nhận chìm.
Họ thường có ấn tượng là không thể thoát ra khỏi những cảm xúc của mình, như thể bị chúng chỉ huy. Họ thay đổi ý và không hề có ý thức về những tình cảm của mình, đến mức bị chìm ngập vào đó và bỏ mất mọi khoảng cách. Do đó, họ chẳng làm gì mấy để thoát khỏi tâm trạng xấu của mình và thường có cảm giác không kiểm soát được đời sống tình cảm của mình.
- Những người chấp nhận các thiên hướng tinh thần của mình. Vừa thường có ý thức về những gì họ cảm thấy, họ vừa có khuynh hướng chẳng làm gì để điều chỉnh lại cả. Dường như loại này chia thành hai: một bên là những người nói chung mang tâm trạng tốt và, do đó, ít muốn thay đổi tâm trạng của mình; một bên khác, những người vừa có ý thức về những biến đổi tâm trạng của mình chấp nhận chúng lại vừa có khuynh hướng buông theo và chẳng làm gì cả. Khuynh hướng này thường gặp ở những người suy sụp, cam chịu sự thất vọng của mình.

(ttvnol)

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2861 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm