tâm lý tuổi mới lớn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó sự phát triển cơ thể, đặc biệt hiện tượng dậy thì chi phối rất mạnh đến các em.
Biểu hiện thường thấy là trên lớp các em không tập trung nghe giảng, ở nhà học bài rất lâu nhớ, hay quên những yêu cầu của nhiệm vụ được giao… Thông thường các em không nhận thức được nguyên nhân của sự mất tập trung tư tưởng này, cả cha mẹ hay thầy cô giáo đôi khi cũng không phát hiện và hiểu đúng tâm trạng của các em nên các em hay bị người lớn phiền trách hơn là được thông cảm và hỗ trợ kịp thời.
Đôi khi các em cũng có những phản ứng dữ dội khi có ai đó vô tình “chạm vào vết thương lòng” của mình. Một nữ sinh lớp 8 đã uất ức cho rằng giáo viên đã xúc phạm em nặng nề khi chê bai em viết chữ xấu trước cả lớp bằng câu : “Em là con gái hay con trai mà viết chữ xấu dữ vậy?”. Giáo viên này không hề hay biết rằng em đang rất mặc cảm về vòng số 1 chậm phát triển khiến bạn bè thỉnh thoảng trêu chọc là giống con trai. Sự uất ức đó khiến em chán ghét môn học của giáo viên đó và học tập sút kém.
Đôi khi các em cũng có những phản ứng dữ dội khi có ai đó vô tình “chạm vào vết thương lòng” của mình. Một nữ sinh lớp 8 đã uất ức cho rằng giáo viên đã xúc phạm em nặng nề khi chê bai em viết chữ xấu trước cả lớp bằng câu : “Em là con gái hay con trai mà viết chữ xấu dữ vậy?”. Giáo viên này không hề hay biết rằng em đang rất mặc cảm về vòng số 1 chậm phát triển khiến bạn bè thỉnh thoảng trêu chọc là giống con trai. Sự uất ức đó khiến em chán ghét môn học của giáo viên đó và học tập sút kém.
Quá trình phát triển cơ thể của tuổi mới lớn có sự mất cân bằng tạm thời tạo nên những trạng thái bất ổn cho các em. Hệ tuần hoàn và các tuyến nội tiết phát triển không đồng bộ với những biểu hiện như thỉnh thoảng tim đập mạnh, huyết áp cao làm các em thấy chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm. Các em cũng hay có những cơn xúc động mạnh bất thường xuất phát từ một việc rất nhỏ nhặt, đơn giản hoặc có thái độ ngẩn ngơ, bần thần, than vãn, buồn chán và hành động mất phương hướng. Chính những lúc này các em cần được sự giúp đỡ của người lớn để nhanh chóng vượt qua sự rối loạn tạm thời của mình.
Một người mẹ kể: Khi thấy con uất nghẹn nói không nên lời về “nỗi oan” của mình trong trạng thái “khủng hoảng tâm lý”, chị đã cố gắng trấn an cháu bằng cách lấy cho con một ly nước mát và nhẹ nhàng đề nghị con nằm nghỉ. Chị đã bí mật điện thoại cho giáo viên để tìm hiểu sự việc với thái độ khách quan để giáo viên không e ngại trao đổi thông tin với chị. Nhờ vậy sau đó chị đã biết được chính xác toàn bộ sự việc của con và giúp con hiểu đúng vấn đề của mình ở trên lớp.
Một người mẹ kể: Khi thấy con uất nghẹn nói không nên lời về “nỗi oan” của mình trong trạng thái “khủng hoảng tâm lý”, chị đã cố gắng trấn an cháu bằng cách lấy cho con một ly nước mát và nhẹ nhàng đề nghị con nằm nghỉ. Chị đã bí mật điện thoại cho giáo viên để tìm hiểu sự việc với thái độ khách quan để giáo viên không e ngại trao đổi thông tin với chị. Nhờ vậy sau đó chị đã biết được chính xác toàn bộ sự việc của con và giúp con hiểu đúng vấn đề của mình ở trên lớp.
Thay vì la mắng làm cho con thêm lúng túng vụng về, cha mẹ nên kiên nhẫn nhắc nhở con kiểm soát và điều khiển hành vi, cử chỉ của mình chính xác và khéo léo hơn.
NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG
(Thạc sĩ Giáo dục học)
(Thạc sĩ Giáo dục học)