Vì mình hay vì chồng

Trước và sau ngày cưới, những đôi vợ chồng trẻ thường đặt rất nhiều kỳ vọng về nhau. Nhưng thực tế, tìm được một người vợ (chồng) đúng như mong muốn của mình lại là điều không đơn giản.

Có những gia đình đã tan vỡ chỉ vì một trong hai người quá kỳ vọng hoặc cố gắng sống theo kỳ vọng của nửa kia. Thay vì sống cho người kia, nhiều phụ nữ trẻ đã chọn cách sống cho mình, làm những gì mình thích. Điều gì sẽ xảy ra?

Khổ chứ sướng gì!

Bạn bè té ngửa khi nghe Thúy Vy (Q.1, TP.HCM) tuyên bố: "Bài học lớn nhất sau 5 năm lấy chồng là phải biết sống cho mình thay vì sống cho nửa kia!". Trước đây, làm bất cứ điều gì Vy cũng nghĩ chồng có vui hơn không, nên nhiều thói quen thời con gái của Vy nhanh chóng được điều chỉnh do "ông xã muốn thế". Nào ngờ, trong hạnh phúc ấy lại tiềm ẩn cả sóng thần, đến lúc Vy tự nhủ: "Sống theo kiểu đó, liệu mình có còn là chính mình?".

Vốn chẳng mê thể thao nhưng chiều chồng, Vy sẵn sàng thức đến nửa đêm để xem bóng đá với anh. Luật thi đấu bóng đá thì chỉ sau một trận cô có thể hiểu, nhưng niềm say mê chẳng thể nào có được. Vy mê xem ca nhạc nhưng chồng lại thích xem kịch. Để chồng vui, cô cũng cố "luyện" xem kịch nhưng lần nào cũng xem được nửa vở là mắt Vy đã muốn "kéo rèm".

Đời sống vợ chồng đâu chỉ chừng đó, mà còn ti tỉ chuyện khác, từ nhỏ nhặt đến lớn lao. Mỗi thứ mỗi ít, lâu dần việc "phấn đấu" theo kỳ vọng của chồng khiến Vy căng thẳng. Những bực dọc, ấm ức dồn nén bật ra thành lời, thành kiểu cư xử dấm dẳng, khó chịu, mà ngay chính Vy cũng không ý thức được. vợ chồng vì thế cãi nhau thường xuyên.

Tương tự, ngày về nhà chồng, Thanh Nguyên (Q.Phú Nhuận) mang theo cả tư tưởng "tam tòng" được mẹ giáo huấn từ bé. Nhưng, giữa lý thuyết và thực tế là một trời một vực. Chồng cô chỉ thích ăn cơm nhà. Buổi trưa, khi đồng nghiệp kéo nhau đi ăn cơm văn phòng, rồi tranh thủ về công ty nghỉ trưa thì Nguyên phải chạy ù về nhà nấu cơm cho chồng.

Thích khoe vợ xinh lại giỏi, thỉnh thoảng chồng Nguyên lại mời bạn về nhà để vợ trổ tài nấu nướng. "Hãnh diện thì chỉ có mỗi chồng thôi, còn tớ mệt muốn chết. Đi làm cả ngày, tối về còn nấu nướng, rửa dọn... Mà đó là ý tốt của chồng, tạo cơ hội cho vợ "tỏa sáng", mình phản đối cách nào đây?" - Nguyên ấm ức kể với bạn bè. Kỳ vọng của các ông chồng đối với vợ hình như không có giới hạn. Càng sống lâu với nhau, các ông càng đặt ra nhiều tiêu chuẩn để vợ phấn đấu. Khi có con, kỳ vọng của chồng vào Nguyên lại càng nhiều. Cô bắt đầu thấy mệt mỏi khi cứ phải sống và hành động theo ý muốn, kỳ vọng của chồng.

Dung hòa?

Kim Ngọc - nhân viên bộ phận kinh doanh của một  công ty cho biết quan điểm của mình: "Không phải cứ điều chỉnh mình cho phù hợp với mong muốn của người bạn đời mới là yêu nhau thật lòng và biết hy sinh cho nhau. Tôi nghĩ, sống mà quá kỳ vọng vào người bạn đời hoặc sống theo mong mỏi của bạn đời đều mang lại áp lực cho cả hai. Cuộc sống hiện tại đã có quá nhiều áp lực, nếu về nhà lại tự tạo thêm một áp lực khác thì hạnh phúc gia đình e khó bền vững.

Mỗi người là một cá thể độc lập với những cá tính, sở thích... khác nhau. Dù có là vợ chồng thì cũng không thể đồng hóa những đặc điểm riêng của cả hai. Khi được sống cho mình và được sống là mình, người phụ nữ sẽ thấy thanh thản, nhẹ nhõm hơn và có nhiều tâm trí hơn để chăm sóc cho gia đình, chồng con. Lẽ dĩ nhiên, sống cho mình ở đây phải được hiểu là sống theo ý mình muốn, theo tính cách vốn có của mình, nhưng vẫn tôn trọng những chuẩn mực chung của xã hội và những giá trị truyền thống".

Cả Thúy Vy và Thanh Nguyên đều cho rằng, từ ngày xác định nên sống cho mình, họ cảm thấy cuộc sống gia đình dễ chịu hơn nhiều. Dĩ nhiên là các ông chồng chẳng ai chấp nhận sự thay đổi này một cách dễ dàng. "Nhưng khi không sống theo kỳ vọng của chồng sẽ đồng nghĩa với việc tôi cũng không quá kỳ vọng vào anh ấy. Tôi thấy dễ chịu, đỡ áp lực hơn. Những cơn tức giận vô cớ của tôi ít dần và hết hẳn. Nhờ vậy, vợ chồng bớt căng thẳng. Thực lòng, nếu cố gắng tiếp tục chịu đựng để sống theo kỳ vọng của chồng có khi lại có tác dụng ngược", Thúy Vy nói.

Thanh Nguyên chia sẻ: "Sống theo kỳ vọng hoặc quá kỳ vọng vào người bạn đời có thể dẫn đến những khó chịu nho nhỏ ngay sau ngày chung sống. Điều đó, khi mới cưới, cả hai đều vượt qua một cách dễ dàng, nhưng về lâu dài, mâu thuẫn cứ cộng dồn vì cuộc sống gia đình luôn nảy sinh nhiều vấn đề ngoài dự kiến.

Bên cạnh đó, áp lực phải hoàn thiện mình, phải sống theo kỳ vọng của người khác khiến cả hai đều mệt mỏi. Chung sống với ai đó không phải là điều dễ dàng. Mỗi người cần chấp nhận cách nghĩ, quan niệm khác của người bạn đời. Nỗ lực ép mình thay đổi theo mong muốn của chồng, ở thời đại này, theo tôi không phải là giải pháp tốt để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Sống cho mình, nhưng biết giữ mình không vượt quá giới hạn của luân lý, đạo đức thì người phụ nữ vẫn làm tốt vai trò của mình với gia đình. Và khi đó, gia đình sẽ là động lực để họ làm việc, cống hiến cho xã hội hiệu quả hơn".

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1454 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm